-
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công -
Chấp thuận chủ trương nâng cấp thêm 5,85 km luồng hàng hải Hải Phòng -
Đầu tư 2.265 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng
Chiều ngày 16/8, tại TP. Cần Thơ diễn ra Hội nghị Xúc tiến Đầu tư - Thương mại giữa TP. Cần Thơ, TP. Thủ Đức (TP.HCM) và tỉnh Thanh Hóa.
Tham dự Hội nghị có gần 350 đại biểu gồm đại diện lãnh đạo UBND, các sở, ban, ngành, Hiệp hội doanh nghiệp, cùng các nhà đầu tư, doanh nghiệp của 3 địa phương TP. Cần Thơ, TP. Thủ Đức và tỉnh Thanh Hóa.
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường phát biểu khai mạc Hội nghị |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho rằng, đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế - xã hội, tạo cơ hội hợp tác mới, mang tầm sâu rộng giữa TP. Cần Thơ với TP. Thủ Đức và tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng cường liên kết, hợp tác, nâng cao lợi thế cạnh tranh, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp; thiết lập các mối liên hệ, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh, tiềm năng, tạo cầu nối để doanh nghiệp các bên liên kết, thúc đẩy hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi và đóng góp vào sự phát triển chung của các bên, góp phần đưa TP. Cần Thơ đến gần hơn với nhà đầu tư, doanh nghiệp, cùng nhau chia sẻ, hợp tác phát triển nhanh, bền vững hơn nữa trong tương lai.
Giới thiệu về TP. Cần Thơ, ông Trần Việt Trường cho biết, Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, có vị trí chiến lược, nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mekong, đóng vai trò đầu mối giao thông quan trọng trong vận tải nội vùng và liên vận quốc tế.
Cần Thơ là thành phố trẻ, năng động, giữ vai trò rất quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của vùng ĐBSCL và cả nước. Nghị quyết số 59-NQ/TW, ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu “Đến năm 2030, Cần Thơ trở thành thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa sông nước vùng ĐBSCL; là trung tâm của vùng về dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao; là đô thị hạt nhân của vùng ĐBSCL; đời sống vật chất tinh thần của người dân đạt mức cao”. Đây là cơ hội quan trọng, tạo đà để TP. Cần Thơ phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới, xứng đáng là thành phố trung tâm, động lực của vùng ĐBSCL, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.
Theo người đứng đầu UBND TP. Cần Thơ, Cần Thơ được nhiều nhà đầu tư đánh giá là có nhiều tiềm năng nhờ vị trí địa lý và hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện. Trung ương đang tập trung nhiều nguồn lực đầu tư phát triển vùng ĐBSCL. Nhiều dự án lớn về kết cấu hạ tầng giao thông đã và đang được triển khai, như: Tuyến cao tốc theo trục dọc (Trung Lương - Cần Thơ - Cà Mau); trục ngang (Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng); dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu giai đoạn 2; nạo vét luồng hàng hải Định An - Cần Thơ; tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ (đang nghiên cứu lập Báo cáo tiền khả thi) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến đầu tư trước năm 2030… Qua đó, tạo sự kết nối thuận lợi giữa TP. Cần Thơ và các tỉnh trong vùng với TP.HCM và các vùng khác trong cả nước.
Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ (hàng đầu, bên phải) cùng đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm tại Hội nghị |
“TP. Cần Thơ luôn coi trọng, đồng hành và sẵn sàng tạo những điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp quan tâm, đầu tư, kinh doanh có hiệu quả; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ cao, công nghệ xanh, công nghệ sạch, công nghệ tái tạo, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn,… tạo ra năng lực sản xuất mới, giá trị hàng hóa, dịch vụ gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế; trở thành trung tâm của vùng về dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học - công nghệ, văn hóa, thể thao; là đô thị hạt nhân, một cực tăng trưởng của vùng ĐBSCL và cả nước, góp phần kết nối nước ta với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong”, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Bạch Hoàng Phụng, Phó Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức cho biết, Thủ Đức là thành phố đầu tiên trong cả nước thực hiện mô hình thành phố trong thành phố. Sau 3 năm thành lập, Thủ Đức đã xây dựng được một bộ máy chính quyền địa phương đặc thù, phù hợp và cơ bản đáp ứng được với yêu cầu phát triển của thành phố trong giai đoạn mới, với sự tăng tốc mạnh mẽ đầu tư với hàng loạt công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các công trình giao thông được khởi động và hoàn thành đưa vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hiện trên địa bàn thành phố có 63.625 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 831.258 tỷ đồng. Tại Hội nghị hôm nay, TP. Thủ Đức giới thiệu các sản phẩm của các doanh nghiệp tại địa phương cũng như giới thiệu các dự án trọng điểm mà thành phố đang kêu gọi đầu tư.
TP. Thủ Đức giới thiệu quảng bá, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư - thương mại tại TP. Cần Thơ |
“Là trung tâm kinh tế - văn hóa - giáo dục của vùng ĐBSCL, với vị trí địa lý thuận lợi và hạ tầng phát triển, TP. Cần Thơ không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là một trung tâm kinh tế quan trọng của miền Tây Nam Bộ. TP. Cần Thơ đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao, chế biến thực phẩm, thương mại và dịch vụ. Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp ở Cần Thơ đang thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho toàn vùng. Nên các doanh nghiệp tại TP. Thủ Đức mong muốn tìm hiểu hợp tác đầ tư tại Cần Thơ”, ông Nguyễn Bạch Hoàng Phụng chia sẻ.
Đại diện tỉnh Thanh Hóa, ông Cao Tiến Đoàn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa thông tin, ngày 5/8/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58 NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu xây dựng một Thanh Hóa trong tương lai phát triển toàn diện, giàu đẹp, văn minh, thành tỉnh kiểu mẫu của cả nước. Tiếp nối tinh thần đó, ngày 13/11/2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 37 về cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh Thanh Hóa. Đây là thể chế hóa cao nhất, hiện thực nhất Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị, tạo động lực, dư địa, không gian, khí thế mới cho sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa.
“Với đầy đủ tiềm năng, thế mạnh, không gian, dư địa cho một môi trường đầu tư thoáng thoáng, hấp dẫn; hành lang pháp lý vững chắc, nhiều cơ chế chính sách khuyến khích, tôi tin tưởng rằng Thanh Hóa đã, đang và chắc chắn sẽ là vùng đất mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trên mọi miền tổ chức... Tôi trân trọng cảm ơn và mong muốn được chào đón các doanh nghiệp, nhà đầu tư Cần Thơ, Thủ Đức đến với Thanh Hóa để tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh”, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa bày tỏ.
Ký kết biên bản hợp tác giữa Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ với Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Đầu tư TP. Thủ Đức, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư -Thương mại - Du lịch tỉnh Thanh Hóa |
Tại Hội nghị diễn ra ký kết biên bản ghi nhớ/ hợp tác giữa Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Thủ Đức, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hóa; giữa Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Cần Thơ, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa và Hội Doanh nghiệp TP. Thủ Đức; giữa Hội Nữ doanh nhân TP. Cần Thơ, Hiệp hội doanh nhân nữ tỉnh Thanh Hóa, CLB Nữ doanh nhân TP. Thủ Đức; giữa Hội Doanh nhân trẻ TP. Cần Thơ, Hội doanh nhân trẻ tỉnh Thanh Hóa và CLB Doanh nhân trẻ TP. Thủ Đức; và giữa các doanh nghiệp của 3 địa phương.
Đặc biệt, trong khuôn khổ sự kiện còn có khoảng 70 gian hàng trưng bày sản phẩm, hàng hóa đặc trưng và các hoạt động kết nối cung cầu của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tại TP. Cần Thơ, TP. Thủ Đức và tỉnh Thanh Hóa.
-
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Quảng Nam "lắc đầu" với dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt tại Núi Mun -
Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án chợ kết hợp khu dân cư có tổng vốn gần 163 tỷ đồng -
Đắn đo khả năng hấp thụ gói trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho giao thông -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công -
Chấp thuận chủ trương nâng cấp thêm 5,85 km luồng hàng hải Hải Phòng -
Đầu tư 2.265 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử