
-
Chặn, gỡ gần 5.300 nội dung xấu độc trên Facebook, Youtube, TikTok
-
Phủ sóng 5G sâu rộng trên toàn quốc là nhiệm vụ cấp bách
-
Chính thức chuyển giao vốn nhà nước tại FPT Telecom về Bộ Công an
-
Hoàn thiện pháp luật tạo nền tảng cho phát triển công nghiệp an ninh -
Thị trường edtech “tăng nhiệt”: Ông lớn cũng phải “đo ni đóng giày”
Tính đến tháng 5/2025, trên cả nước có 8 khu công nghệ thông tin (CNTT) tập trung được thành lập, mở rộng và công nhận theo quy định của pháp luật, gồm: Công viên phần mềm Quang Trung, Khu CNTT tập trung Cầu Giấy - Hà Nội, Công viên phần mềm Đà Nẵng, Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội, Khu CNTT tập trung Đà Nẵng, Khu CNTT tập trung Cần Thơ, Khu Phức hợp Văn phòng FPT Đà Nẵng, Khu CNTT tập trung Bình Dương.
Mới nhất, ngày 9/5/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 890/QĐ-TTg thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương. Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương có quy mô diện tích 15,47 ha, nằm trong Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương.
Doanh nghiệp thực hiện dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin đầu tư vào Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương được hưởng các ưu đãi quy định tại Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 8/11/2013 của Chính phủ và các chính sách ưu đãi khác áp dụng đối với khu công nghệ thông tin tập trung theo quy định của pháp luật.
![]() |
Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương có quy mô diện tích 15,47 ha. Ảnh: VGP. |
Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đang hướng dẫn, phối hợp thúc đẩy phát triển thêm các khu như: Khu công nghệ số tập trung Yên Bình - Thái Nguyên; Khu công nghệ số tập trung tỉnh Hậu Giang; Khu công nghệ số tập trung tỉnh Bình Định; Khu công nghệ số tập trung Hạ Long tỉnh Quảng Ninh; Khu công nghệ số tập trung Long Thành tỉnh Đồng Nai; Khu công nghệ số tập trung tỉnh Bắc Ninh.
Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, Hệ sinh thái công nghiệp công nghệ số Việt Nam vẫn còn hạn chế, thiếu tính đa dạng, bền vững và năng lực công nghệ. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là ứng dụng và phát triển công nghệ; khả năng làm chủ công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, nhất là các công nghệ như Trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, chuỗi khối, internet vạn vật, bán dẫn, 5G, 6G, thông tin vệ tinh. Tổng doanh thu ngành cao nhưng chủ yếu đến từ doanh nghiệp FDI.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chưa thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI. Một trong những nguyên nhân chính là các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chí hoặc chưa đủ năng lực để nhận chuyển giao công nghệ mà các tập đoàn công nghệ quốc tế đặt ra, đặc biệt trong các công đoạn yêu cầu hàm lượng công nghệ cao.
Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, các tổng công trình sư. Mặc dù có nguồn nhân lực dồi dào, Việt Nam vẫn đang đối mặt với thách thức thiếu hụt các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, đặc biệt là trong các công nghệ số chiến lược, công nghệ lõi như AI, bán dẫn,… các chuyên gia tổng công trình sư có khả năng chỉ đạo triển khai các dự án, công trình quan trọng quốc gia.
Giải pháp được đưa ra là hoàn thiện khung khổ pháp lý, đặc biệt là văn bản pháp luật hướng dẫn Luật Công nghiệp công nghệ số.
Xây dựng và tổ chức triển khai các chiến lược, chương trình, đề án phát triển công nghiệp công nghệ số như: Chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn (đã phê duyệt); Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ số; Đề án hình thành các doanh nghiệp công nghệ chiến lược quy mô lớn trong nước để phát triển hạ tầng số, nhân lực số, dữ liệu số, công nghệ số chiến lược, an toàn an ninh mạng; Đề án hỗ trợ, phát triển các doanh nghiệp công nghệ số vươn ra toàn cầu.
Cùng với đó là phát triển hệ sinh thái công nghiệp công nghệ số Việt Nam toàn diện, bao trùm đầy đủ từ công nghiệp phụ trợ, sản xuất sản phẩm công nghệ số, nghiên cứu phát triển các nền tảng số, các giải pháp số tổng thể phục vụ chuyển đối số quốc gia; tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
-
Blockchain và Trung tâm Tài chính quốc tế: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp Việt
-
Chặn, gỡ gần 5.300 nội dung xấu độc trên Facebook, Youtube, TikTok
-
Phủ sóng 5G sâu rộng trên toàn quốc là nhiệm vụ cấp bách
-
Tháo gỡ kịp thời các điểm nghẽn phục vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
-
Thúc đẩy thành lập thêm 6 khu công nghệ số tập trung -
Chính thức chuyển giao vốn nhà nước tại FPT Telecom về Bộ Công an -
Hoàn thiện pháp luật tạo nền tảng cho phát triển công nghiệp an ninh -
Nhiều tiện ích trên VneID phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp -
Thị trường edtech “tăng nhiệt”: Ông lớn cũng phải “đo ni đóng giày” -
Dùng công nghệ chặn làn sóng bán hàng giả -
Sẽ có một VNPT tinh gọn, linh hoạt, thông minh và hiệu quả hơn
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
SeABank được hai tổ chức quốc tế vinh danh, khẳng định hiệu quả quản trị, kinh doanh và đổi mới công nghệ
-
IPC E&C - Tiên phong phát triển năng lượng tái tạo hướng tới mục tiêu Net Zero 2050