
-
Quy định mới về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
-
Hà Nội sẽ mở 500 đại lý dịch vụ công trực tuyến không dùng ngân sách
-
Điểm tên 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD sau quý I/2025
-
Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
-
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% sau quý I/2025 -
Kinh tế Việt Nam vượt khó năm 2025
Tổng Cục thị trường vừa có báo cáo về về tình hình giá cả thị trường ở TP.HCM và một số tỉnh, thành phía Nam hôm nay (ngày 9/7).
Theo đó, ở TP.HCM, tính đến 11 giờ sáng nay, tình hình cung ứng hàng hóa tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích cải thiện so với ngày hôm qua cũng như những ngày trước.
Ở những nơi này, hàng hóa được cung ứng tăng nhiều so với những ngày trước. Lượng người mua cũng giảm so với chiều ngày 7/7 và ngày 8/7.
Tuy nhiên, đến nay vẫn còn thiếu hàng hóa cục bộ ở một số nơi và tại một số thời điểm.
Tại hệ thống siêu thị Bách hóa xanh, mỗi ngày có nhiều đợt hàng thực phẩm như rau, củ, quả, trứng được bổ sung nhưng theo ghi nhận của lực lượng Quản lý thị trường, chỉ sau chưa đầy 1 giờ, các loại hàng này đã hết.
Đến chiều tối ngày 8/7/2021, toàn hệ thống này còn rất ít một số loại rau, củ, quả, thịt đông lạnh.
Không riêng Bách hoá xanh, tại hệ thống siêu thị Co.opmart cũng xảy ra tình trạng thiếu hàng nhưng năng lực cung ứng hàng thực phẩm của đơn vị này được đánh giá là lớn hơn rất nhiều nên đến tối vẫn còn bổ sung thêm hàng hóa.
Với các siêu thị AEON, lượng thực phẩm tươi sống cung ứng tương đối đầy đủ, lượng người mua đông. Vì tuân thủ quy tắc 5K, lượng người vào siêu thị cùng một thời điểm được hạn chế nên còn nhiều người phải xếp hàng để chờ.
Các hệ thống siêu thị khác như Lotte, MM Mega Market hàng thực phẩm tươi sống cung ứng còn hạn chế; mặt hàng rau, củ, quả, trứng, thịt, cá nhiều thời gian “đứt” hàng.
![]() |
Người dân mua sắm tại chợ Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh (Ảnh: Q.T). |
Tại một số chợ truyền thống được phép hoạt động trên địa bàn TP.HCM có sự giám sát chặt chẽ của lực lượng chức năng nên số quầy, sạp cung ứng hàng thực phẩm hoạt động ít hơn so với ngày thường. Vì vậy, việc cung ứng cũng hạn chế.
Nhu cầu mua các mặt hàng thực phẩm khác như gạo, mì ăn liền, bún, miến nước mắm, nước chấm, nước tương, dầu ăn,…của người dân ở TP.HCM có tăng so với thời điểm trước khi có quy định áp dụng Chỉ thị 16 nhưng vẫn đủ nguồn hàng.
Còn tại tỉnh Bình Dương- địa phương đang có 3 Thành phố và 1 thị xã áp dụng Chỉ thị 16 thì nguồn cung hàng hóa cơ bản đáp ứng đủ.
Tại các chợ truyền thống, giá cả hàng hóa các mặt hàng rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống có tăng từ 50% đến 100% so với ngày thường, tuỳ từng mặt hàng.
Nguyên nhân được lý giải là do một số chợ bị phong tỏa toàn bộ hoặc một phần; một số chợ tự phát, các cơ sở bán lẻ đóng cửa tạm thời nên người dân có tâm lý mua nhiều thực phẩm tích trữ dẫn đến giá cả tăng.
Ở Đồng Nai, trong tối ngày 8/7, trước thời điểm địa phương này áp dụng Chỉ thị 16 trên toàn địa bàn từ 9/7, đã xuất hiện tình trạng nhiều người dân đến các điểm kinh doanh mua các mặt hàng thiết yếu.
Điều này khiến một số cở sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu thiếu hụt cục bộ nguồn cung cấp và giá cả một số mặt hàng bị đẩy lên so với ngày thường.
Đến trưa hôm nay (9/7), các siêu thị, trung tâm thượng mại, cửa hàng tiện ích, chợ đã duy trì đầy đủ hàng thực phẩm tươi sống.
Do lượng người mua mì ăn liền tăng cao, để tránh đứt nguồn cung ứng, siêu thị BigC và một vài siêu thị khác chỉ bán cho mỗi người không quá 2 thùng/lần.
Tại chợ truyền thống, rau, củ, quả, trứng thịt cung ứng đầy đủ; giá tăng bình quân từ 10-20% so với ngày thường.
Các mặt hàng phục vụ cho công tác phòng chống dịch Covid-19 như khẩu trang y tế, nước rửa tay sức mua có tăng nhẹ so với bình thường, nguồn cung dồi dào, giá cả không thay đổi.
Nhóm sản phẩm gạo, đường, muối, bột ngọt, sữa dành cho trẻ em,… ghi nhận nhu cầu tăng so với ngày thường nhưng nguồn cung dồi dào, đáp ứng đầy đủ và giá cả không thay đổi.
Còn tại các địa phương khác khu vực phía Nam, ở khu vực Thành phố, nhu cầu mua thực phẩm tăng, phần do thói quen mỗi lần mua thực phẩm để dự trữ dùng trong vài ngày.
Song, hầu hết sản phẩm đều được cung ứng đầy đủ, giá cả ổn định. Các loại thực phẩm như rau, củ, quả, thịt heo hơi lại giảm mạnh do khó tiêu thụ.
Về vấn đề vận chuyển hàng hoá, rau củ quả từ Lâm Đồng; lợn hơi, gia cầm từ Đồng Nai, Tiền Giang về TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai rất khó khăn.
Người vận chuyển phải có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 mới được vào Đồng Nai, TP.HCM trong khi việc xét nghiệp và chờ kết quả xét nghiệm mất nhiều thời gian, chi phí.

-
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% sau quý I/2025 -
Kinh tế Việt Nam vượt khó năm 2025 -
Để kinh tế phát triển, không “ngại” sửa nhiều luật -
Các mốc quan trọng trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp -
Thủ tướng: Hợp tác cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, vì lợi ích của hai bên -
Thủ tướng họp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp về thích ứng thương mại quốc tế -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/4
-
2 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
3 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
4 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
5 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển