Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 15 tháng 01 năm 2025,
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Mức 20% là hợp lý
Hải Hà - 12/04/2013 07:06
 
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đề xuất mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 23%, nhưng các doanh nghiệp cho rằng, 20% mới là mức thuế hợp lý.
TIN LIÊN QUAN
20% mới là mức thuế hợp lý trong bối cảnh hiện nay

(baodautu.vn)

Sẽ điều chỉnh về mức 20% sau năm 2006.

Ông Đinh Trịnh Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.

Lộ trình giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đã được ghi vào Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp lần này. Trong đó, từ ngày 1/1/2014, sẽ xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là 20%, nhưng thuế suất phổ thông với các doanh nghiệp khác là 23%.

Chúng tôi sẽ xem xét việc áp dụng trước mức 20% cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để có thể thực hiện từ ngày 1/7/2013. Các doanh nghiệp khác nên chấp nhận mức thuế 23% từ ngày 1/1/2014 đến 31/12/2016 và sau đó tất cả các doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh đồng đều về mức 20%.

Việc giảm thuế phải được thực hiện, vì cứ giảm bớt 1% thuế, thì ngân sách nhà nước sẽ giảm 6.000 tỷ đồng và nếu giảm ngay 5%, thì ngân sách sẽ bị giảm khoảng 30.000 tỷ đồng. Như vậy, ngân sách sẽ khó cân đối được.

Có thể giảm tới 18% cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội

Mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay chưa hợp lý, dù đã giảm dần từ mức 32% xuống 28%, 25% và đang được xem xét giảm xuống 23%. Chúng tôi đề nghị, thuế thu nhập doanh nghiệp nên ở mức 20%, có thể giảm tới 18% cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Còn mức đề xuất 23% của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thực sự không có thay đổi nhiều so với hiện tại.

Doanh nghiệp mong muốn có một mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp, tạo điều kiện và động lực để doanh nghiệp hoạt động.

Với mức thuế suất hợp lý, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ tự giác hơn trong việc nộp thuế và đưa hoạt động của doanh nghiệp vào mức chính quy. Ngân sách nhà nước sẽ được hưởng lợi lớn từ các hoạt động này.

Nhiều nước áp dụng mức 20%.

Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan)

Hiện Vissan phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Với tổng lợi nhuận khoảng 130 tỷ đồng/năm, Vissan phải nộp 37,5 tỷ đồng/năm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu thuế thu nhập doanh nghiệp giảm xuống mức 23%, thì Vissan chỉ còn phải nộp 34,5 tỷ đồng/năm và nếu giảm 20%, thì chỉ còn 26 tỷ đồng/năm.

Với số tiền giữ lại từ việc được giảm thuế, Vissan sẽ chi khoảng 50% để đầu tư cho phát triển và 50% còn lại đầu tư cho vấn đề phúc lợi.

Với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP.HCM và Tổng giám đốc Vissan, tôi ủng hộ mức giảm thuế thu nhập doanh nghiệp dưới 23%, ở mức 20% thì càng tốt, vì đây là mức được nhiều nước áp dụng.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện quyết tâm kích thích doanh nghiệp phát triển, có vốn đề đầu tư chiều sâu.

Xem xét lại tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bà Nguyễn Thị Tâm, Chánh văn phòng Hiệp hội Thủy sản Việt Nam

Hiệp hội Thủy sản Việt Nam đồng ý với đề xuất mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Tuy nhiên, tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được xem xét lại với từng lĩnh vực. Trong lĩnh vực thủy sản, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có 300 lao động và đạt doanh số 100 tỷ đồng. Nếu xét theo tiêu chí hiện tại, thì hầu như không có doanh nghiệp nào được hưởng lợi từ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi đó, thủy sản lại là một trong những lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Giải quyết ngay các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ.

Ông Preben Hjortlund, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam)

Hiện Vissan phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Với tổng lợi nhuận khoảng 130 tỷ đồng/năm, Vissan phải nộp 37,5 tỷ đồng/năm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu thuế thu nhập doanh nghiệp giảm xuống mức 23%, thì Vissan chỉ còn phải nộp 34,5 tỷ đồng/năm và nếu giảm 20%, thì chỉ còn 26 tỷ đồng/năm.

Với số tiền giữ lại từ việc được giảm thuế, Vissan sẽ chi khoảng 50% để đầu tư cho phát triển và 50% còn lại đầu tư cho vấn đề phúc lợi.

Với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP.HCM và Tổng giám đốc Vissan, tôi ủng hộ mức giảm thuế thu nhập doanh nghiệp dưới 23%, ở mức 20% thì càng tốt, vì đây là mức được nhiều nước áp dụng.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện quyết tâm kích thích doanh nghiệp phát triển, có vốn đề đầu tư chiều sâu.

Mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay chưa hợp lý, dù đã giảm dần từ mức 32% xuống 28%, 25% và đang được xem xét giảm xuống 23%. Chúng tôi đề nghị, thuế thu nhập doanh nghiệp nên ở mức 20%, có thể giảm tới 18% cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Còn mức đề xuất 23% của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thực sự không có thay đổi nhiều so với hiện tại.

Doanh nghiệp mong muốn có một mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp, tạo điều kiện và động lực để doanh nghiệp hoạt động.

Với mức thuế suất hợp lý, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ tự giác hơn trong việc nộp thuế và đưa hoạt động của doanh nghiệp vào mức chính quy. Ngân sách nhà nước sẽ được hưởng lợi lớn từ các hoạt động này.

Hiệp hội Thủy sản Việt Nam đồng ý với đề xuất mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Tuy nhiên, tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được xem xét lại với từng lĩnh vực. Trong lĩnh vực thủy sản, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có 300 lao động và đạt doanh số 100 tỷ đồng. Nếu xét theo tiêu chí hiện tại, thì hầu như không có doanh nghiệp nào được hưởng lợi từ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi đó, thủy sản lại là một trong những lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư