-
Khám phá dòng chảy lịch sử của Hà Nội qua từng trang sách -
Giám đốc điều hành Everygolf: Golf hoàn toàn có thể trở thành ngành công nghiệp không khói -
Doanh nhân tỉnh Quảng Ninh - Vững vàng vượt sóng vươn xa -
TP.HCM thu tới 9 khoản dịch vụ giáo dục trường công lập dù chưa có hướng dẫn thống nhất -
Thái Bình: 400 vận động viên tham gia Giải vô địch Pickleball -
Pháp chế ngành giáo dục năm học 2023-2024 còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Hành trình tìm mẹ
Gọi là “người thế mạng”, vì trước giờ ra quần đảo Trường Sa tham gia trận hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma (ngày 14/3/1988), anh Nguyễn Văn Dũng nhận được lệnh ở lại, người xuất trận thay anh là anh Phan Tấn Dư.
Trong trận hải chiến bi hùng ấy, anh Phan Tấn Dư cùng 63 chiến sĩ Gạc Ma đã anh dũng, kiên cường chiến đấu, bám trụ đến phút cuối. Và họ đã anh dũng hy sinh, vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Trong tâm thức của người ở lại - cựu binh Nguyễn Văn Dũng, những đồng đội của mình đang an giấc ngàn thu cùng sóng nước biển Đông, hồn nhẹ lâng cùng cánh hải âu lướt sóng. Một tư thế an nhiên của người lính Gạc Ma anh hùng…
Cựu binh Trường Sa Nguyễn Văn Dũng (thứ ba, từ trái sang) trong một lần trao quà Tết cho các nạn nhân chất độc da cam phường Vĩnh Hòa (TP. Nha Trang, Khánh Hòa) Ảnh: Nhiệt Băng |
Tôi đã viết nhiều về các liệt sĩ Gạc Ma và cựu binh Trường Sa Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ và Du lịch sinh thái Thiên Phước. Nhưng càng viết, tôi càng thấy chưa đủ. Có lẽ, những khó khăn, hiểm nguy, gian khổ mà những người chiến sĩ năm xưa đã đối mặt và vượt qua mang đến cho người viết quá nhiều chất liệu, như “thước phim” sống động, mà “tập” nào cũng đẹp như hoa muống biển và thơm như hoa bàng vuông vậy.
Một chiều mưa cuối hạ, tôi gặp anh Dũng trên vườn rau sạch bên vịnh biển Nha Trang, khu vườn mà anh gọi là “vườn rau Trường Sa trên đất liền”, tự tay mình chăm bẵm, phục vụ thực khách đến với Lữ quán Thiên Phước (núi Bãi Tiên, phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa).
Vừa nhìn thấy tôi, anh Dũng nghẹn ngào: “Mẹ Niệm mất rồi em à!”, đôi mắt đỏ hoe, ngấn lệ.
Thời gian thoi đưa, mới đó mà đã hơn 2 năm, mẹ Niệm đã rời cõi tạm sau thời gian chống chọi với bệnh tật tuổi già để đoàn tụ với giọt máu của mình - liệt sĩ Phan Tấn Dư. Anh Dũng bảo, có lẽ giờ này, mẹ đang cùng anh Dư vui đùa cùng sóng biển Trường Sa…
Sau ngày anh Dư hy sinh, nhiều năm liền, anh Dũng lặn lội đi tìm thân nhân của anh Dư và những đồng đội khác. Một ngày không tìm ra là một đêm anh không thể nào chợp mắt. Anh đi tìm mẹ Niệm bằng đôi chân đẫm bùn ngày mưa, tìm bằng đủ mọi cách. Anh ghi cả dòng chữ: “anh Phan Tấn Dư - con ông Phan Đình Đố” vào mặt sau những tấm danh thiếp của mình để đưa cho khách, với hy vọng ai đó biết thông tin và báo lại…
Và rồi, phép màu xuất hiện, đúng lúc bước chân anh gần như đã mỏi.
Một vị khách đến Lữ quán Thiên Phước, sau khi cầm tấm danh thiếp và đọc dòng chữ ở mặt sau, đã cho anh Dũng biết địa chỉ chính xác quê nhà liệt sĩ Dư. Chẳng quản mưa gió, anh vội vã phóng xe đến xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, vừa đi vừa hồi hộp.
“Vừa mới vào nhà, tôi chưa kịp nói gì, mẹ Niệm đã ôm chặt lấy tôi khóc nức nở và nói: Dư đây à con! Con đi đâu giờ này mới về? Một chặp lâu sau đó, mẹ mới buông tay, chịu nghe tôi giải thích, rồi mẹ nhận tôi làm con. Nhận nhau rồi, 2 mẹ con lại ôm nhau khóc, hạnh phúc quá mà, không gì diễn tả được”, anh Dũng nhớ lại giây phút đầy xúc động.
Lính đảo ngày ấy, nếu không cùng đơn vị mà làm công tác phối hợp, thì chỉ lướt qua nhau, chỉ biết tên, chẳng kịp hỏi thăm quê quán, anh Dũng và liệt sĩ Dư cũng thế.
“Lúc nghe đài phát lễ truy điệu, tôi lặng người khi nghe tên Phan Tấn Dư, con ông Phan Đình Đố… Đó là thông tin duy nhất. Cứ thế, tôi đi tìm anh Dư…”, anh Dũng kể.
Sau khi tìm được mẹ Niệm, tuần nào, anh Dũng cũng lặn lội từ Nha Trang ra Phú Yên thăm mẹ. Có hôm, ra đến nơi, mệt quá, anh ngồi bệt trước hiên nhà. “Chắc là đói rồi đây”, mẹ Niệm “quở”, rồi vào bếp nấu nướng, bưng chén cơm ra, nói như lệnh: “Ngồi đấy, mẹ xúc cơm cho ăn”.
“Mẹ thổi từng muỗng cơm cho nguội hẳn, rồi xúc cho tôi. Tôi bảo, mẹ để con tự ăn. Bà gạt tay nói: Không, để mẹ xúc cho. Mẹ thích làm vậy cũng là điều dễ hiểu. Bao năm rồi, mẹ không được xúc cơm cho anh Dư, giọt máu của mình”, anh Dũng kể.
Anh Dư hy sinh, anh Dũng thay anh Dư chăm sóc mẹ Niệm. Anh bảo, mẹ nuôi hay mẹ đẻ chỉ khác nhau ở cách gọi, cốt ở tấm lòng. Anh mua tổ yến, bảo mẹ mỗi ngày ăn 1 hũ để bồi dưỡng sức khỏe. Người già thường có tính để dành. Nhiều khi ra thăm mẹ, thấy những hũ yến vẫn còn nguyên, anh nhắc mẹ: “Để vậy hết hạn, uống nguy hiểm lắm”. Thế là mẹ lấy hũ yến, vừa uống vừa cười.
Rồi anh sửa sang lại nhà vệ sinh, nhà tắm cho mẹ, để mẹ sinh hoạt thuận tiện. Căn nhà tạm ổn, anh lại lo nguồn nước sinh hoạt. Anh thuê người đến hì hục khoan đất, tìm mạch nước. Cứ thế, anh Dũng ân cần “sưởi ấm” tâm hồn mẹ cho đến khi mẹ trút hơi thở cuối cùng.
Cột mốc Trường Sa ở điểm hẹn Thiên Phước
Những người bận rộn thường rất khó thu xếp cuộc hẹn. Gặp anh Dũng cũng không dễ. 3 giờ chiều, ở Lữ quán Thiên Phước, anh Dũng mới cùng vợ dùng cơm… trưa. “Khách nhiều quá, cả ngày chưa bỏ bụng thứ gì, giờ mới ngớt tay…”, anh cười hiền bên bát cơm nguội.
Với nhiều cựu binh Gạc Ma và con em các thương binh, liệt sĩ, Lữ quán Thiên Phước là điểm hẹn quen thuộc vào mỗi dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), ngày tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh ở Gạc Ma (14/3)…, để cùng nhau ôn lại những ký ức hào hùng và tri ân những người anh hùng dân tộc…
Đến bây giờ, anh Dũng không nhớ nổi mình đã thực hiện bao nhiêu chuyến từ thiện, địa chỉ mà anh hướng tới nhiều nhất không ai khác chính là thân nhân các gia đình thương binh, liệt sĩ.
“Tôi cảm thấy mình may mắn, nên tôi phải trải lòng với đời, với các mẹ và thân nhân đồng đội của mình. Đơn giản chỉ có vậy!”, anh Dũng chia sẻ.
Đặc biệt, Lữ quán Thiên Phước nhiều năm qua còn tạo việc làm cho con em thương binh, liệt sĩ với mức lương ổn định. Mỗi khi họp mặt cựu chiến binh, kỷ niệm ngày 14/3, hay có dịp cùng đồng đội đi ngao du đâu đó, anh Dũng đều nói với mọi người: “Tôi ưu tiên tất cả con em của các anh em vào quán tôi làm”.
“Tôi luôn nhắc các em, các cháu rằng, khách hàng trả lương cho các em, các cháu, chứ không phải tôi. Vì thế, mình phải phục vụ đảm bảo. Ở đây, tôi quản lý theo kiểu tự nguyện. Tôi không can thiệp vào việc làm, mà các cháu, các em tự phân chia công việc với nhau. Tôi chỉ kiểm tra sản phẩm cuối cùng là con người biết phấn đấu, vượt qua gian nan, thách thức… Nhiều em sau một thời gian làm việc ở Lữ quán Thiên Phước rồi đi ra ngoài làm, thì tôi tin là phát triển. Bởi ở đây, các bạn đã được trui rèn nhiều thứ, không chỉ công việc, mà cả nhân cách sống và lòng nhân hậu…”, anh Dũng tâm sự.
Nhớ đồng đội, nhớ Trường Sa, anh Dũng thiết kế một con tàu tre với đầy đủ tiện ích, gợi nhớ đời sống của người lính đảo. Phía sau con tàu là hồ nuôi cá, tượng trưng của công tác hậu cần. Giữa là giàn thiên lý, rau rừng, hoa hòe, biểu tượng của tăng gia sản xuất. Đầu tàu là nơi đồng đội về tụ họp, hiểu là nơi bàn việc, làm nhiệm vụ của người lính đảo.
Mấy năm trước, bão số 12 đổ bộ vào Khánh Hòa, hàng quán, tàu tre… bị cuốn phăng, thiệt hại tiền tỷ. Dù vậy, anh luôn tự nhủ: “Mình còn hơn nhiều người là còn đồng vốn cố định”, nên tàu tre phải phục hồi, giàn thiên lý phải xanh trở lại…
Từ ngõ vào Lữ quán Thiên Phước hay từ tàu tre nhìn lên, vườn rau sạch xanh mướt phục vụ khách giống như mô hình tăng gia sản xuất ở Trường Sa vậy. Vãn khách, anh Dũng lại bước thấp, bước cao lên vườn, nhìn màu xanh mà ngẫm về cuộc sống người lính ở Trường Sa. Kề vườn rau, một khoảnh đất rộng chừng 10 m2 đã được dành sẵn. Nếu không có gì thay đổi, trong thời gian sớm nhất, anh sẽ xây dựng cột mốc Trường Sa ở đó. “Tôi đã tham khảo ý kiến đồng đội. Ai cũng ủng hộ”, anh Dũng hào hứng.
Bên vườn rau xanh này, thêm một cột mốc nữa thì có khác gì một Trường Sa xanh trên đất liền. “Ý định ấp ủ đã lâu, nhưng vì vết thương thời chiến hành hạ, nên tôi chưa có điều kiện làm. Khi cột mốc được xây dựng, xung quanh sẽ là nhà biểu trưng về không gian sống và làm việc của người lính. Tôi muốn lịch sử Gạc Ma nói riêng và quần đảo Trường Sa nói chung được nhiều người biết đến, nhất là thế hệ trẻ”, anh Dũng tâm sự.
-
Hơn 1,6 triệu giáo viên mong chờ một dự luật dành riêng cho nhà giáo -
70 năm giải phóng Thủ đô: Những dấu mốc quan trọng -
Trải nghiệm miễn phí xe bus 2 tầng trong ngày kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô -
Giải golf từ thiện thường niên Vì trẻ em Việt Nam: Nâng bước thế hệ tương lai -
Hà Nội - Những địa danh lịch sử ghi dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Doanh nhân tỉnh Quảng Ninh - Vững vàng vượt sóng vươn xa -
TP.HCM thu tới 9 khoản dịch vụ giáo dục trường công lập dù chưa có hướng dẫn thống nhất
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10 -
2 Sắp tổ chức chuyển giao bắt buộc CBBank và OceanBank, hoàn thiện phương án tăng vốn cho big 4 -
3 Dự kiến năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% -
4 Chuỗi phòng tập Fit 24 đóng cửa vì cổ đông đầu tư ra bên ngoài? -
5 Nhiều vấn đề đất đai, nhà ở có thể để lại hậu quả xấu với nền kinh tế
- ACBS đạt Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á
- KB Securities Việt Nam được vinh danh hạng mục "Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á"
- LOTTE Mart chung tay cùng đồng bào miền bắc tái thiết cuộc sống sau bão yagi
- PNJ được APEA vinh danh Thương hiệu truyền cảm hứng 2024
- CapitaLand Development ra mắt dự án bất động sản đầu tiên tại phía Đông Hà Nội
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3