
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
Xuất nhập khẩu phục hồi
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc 6 tháng đầu năm 2024 tiếp đà phục hồi, đạt 38,4 tỷ USD, dần khởi sắc sau năm 2023 sụt giảm hàng tỷ USD.
Trong đó, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc 26,2 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ, chủ yếu là tăng nhập khẩu máy móc, nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Ở chiều ngược lại, Hàn Quốc tăng nhập khẩu nhiều loại hàng hóa từ Việt Nam, nhất là nhóm hàng điện tử, dệt may, phụ tùng.... Nhờ đó, hết quý II/2024, xuất khẩu sang thị trường này đạt 10,2 tỷ USD.
Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương) đánh giá, ngoài việc là quốc gia đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, Hàn Quốc còn là địa chỉ cung ứng nguyên liệu đầu vào quan trọng cho các ngành xuất khẩu nước ta, nhất là sản phẩm đầu vào ngành chế biến, chế tạo. Chỉ tính riêng xăng dầu, năm ngoái, Hàn Quốc cung cấp cho Việt Nam với giá trị lên tới 3,2 tỷ USD.
Trao đổi thương mại giữa 2 nước đang có nhiều động lực tăng trưởng hơn bao giờ hết. Tại buổi hội kiến Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc nhân chuyến thăm Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị nước này mở cửa hơn nữa cho hàng hóa xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam, trong đó có nông sản, thủy sản và gỡ bỏ các rào cản thương mại.
“Mong Quốc hội Hàn Quốc ủng hộ và thông qua các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp Hàn Quốc; thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Mốc 100 tỷ USD đã rất gần
Thương mại hàng hóa song phương Việt Nam - Hàn Quốc đang được hậu thuẫn bởi nhiều yếu tố, trước hết là nền tảng quan hệ ở mức cao nhất - Đối tác Chiến lược toàn diện.
Hàn Quốc là quốc gia đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, nên hoạt động xuất nhập khẩu được hỗ trợ lớn bởi chính các doanh nghiệp Hàn Quốc hiện diện tại Việt Nam. Chỉ riêng Samsung đã đóng góp tới 24%, với kim ngạch gần 56 tỷ USD trong năm 2023.
Các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu, giúp Việt Nam từng bước tham gia sâu, rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, cơ khí, luyện kim, hóa chất, dệt may, da giày…
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đã thực thi gần 10 năm cũng tạo cú hích lớn cho xuất nhập khẩu, đầu tư và tận dụng ưu đãi thuế quan. Ngoài ra, còn có thêm các hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương như RCEP, AKFTA..
Theo đánh giá của Bộ Công thương, nhiều nhóm hàng xuất khẩu đi Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA cao gồm: thủy sản (96,32%), các mặt hàng nông sản (rau quả, cà phê và hạt tiêu có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi lần lượt đạt 91,18%, 94,54% và 100%); gỗ và sản phẩm gỗ (73,76%); giày dép (100%); hàng dệt may (100%).
Có thể thấy, mốc 100 tỷ USD thương mại 2 chiều đã rất gần. Nếu năm 2023 không bị tác động bởi bối cảnh kinh tế chung toàn cầu kém thuận lợi, thì thời điểm cán mốc 100 tỷ USD có thể đến sớm hơn.
Thuận lợi nữa là cơ cấu xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc có tính bổ sung rõ nét và ít có sự cạnh tranh trực tiếp. Tới đây, khi các “ông lớn” như Samsung, LG… cụ thể hóa các cam kết đầu tư mở rộng sản xuất tại Việt Nam, xuất nhập khẩu điện tử sẽ cải thiện kim ngạch thần tốc hơn nữa.
Dư địa tăng trưởng xuất khẩu sang Hàn Quốc còn lớn, nhưng với nông thủy sản, doanh nghiệp phải đặc biệt tuân thủ quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đầu năm nay, xoài của Việt Nam đã bị Hàn Quốc phát hiện tồn dư chất Permethrin và phải thu hồi.
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới -
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower