Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Tiềm năng và cơ hội đầu tư vào Sóc Trăng
Baodautu.vn - 25/06/2014 15:34
 
() Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231 km, cách thành phố Cần Thơ 62 km; nằm trên tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ Nam sông Hậu và tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp nối liền các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
TIN LIÊN QUAN

XEM VIDEO GIỚI THIỆU TIỀM NĂNG, CƠ HỘI ĐẦU TƯ VÀO SÓC TRĂNG Ở ĐÂY

I- TỔNG QUAN VỀ TỈNH SÓC TRĂNG:

1. Vị trí địa lý :

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231 km, cách thành phố Cần Thơ 62 km; nằm trên tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ Nam sông Hậu và tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp nối liền các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối liền Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh Sóc Trăng giáp tỉnh Hậu Giang; phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh,; phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 72km, với 3 cửa sông lớn đổ ra Biển Đông là: Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh.

   
 

TP. Sóc Trăng đang từng bước phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2015

 

Tỉnh Sóc Trăng có diện tích: 3.311km2 ( chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và 8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long ).

Đơn vị hành chính: Có 11 đơn vị, gồm: thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu và 09 huyện ( Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Châu Thành, Mỹ Xuyên, Trần Đề, Thạnh Trị, Ngã Năm) với 109 xã, phường, thị trấn.

2.Đặc điểm tự nhiên:

Về khí hậu: Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, ít khi bị bão lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung nhất từ tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển.

Về đất đai, thổ nhưỡng: Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.176,29 ha. Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như: hành, tỏi và các loại cây ăn trái như: bưởi, xoài, sầu riêng...

Đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 6 nhóm chính:

Nhóm đất cát có 8.491 ha, bao gồm các giồng cát tương đối cao từ 1,2 - 2 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại rau màu; nhóm đất phù sa có 6.372 ha thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các loại cây ăn trái đặc sản, nhóm đất giây có 1.076 ha, ở vùng thấp, trũng, thường trồng lúa một vụ; nhóm đất mặn có 158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đước (ngập triều), trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75.016 ha thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày...; các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phèn có 75.823 ha, trong đó chia ra làm 2 loại đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phương thức đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất nhân tác có 46.146 ha.

Về đặc điểm địa hình: 

Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn.

Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở thành phố Sóc Trăng thị xã Vĩnh Châu, các huyện Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú. Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 - 0,5 m, mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ.

Về sông ngòi: 

Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên.
Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản cũng như phát triển kinh tế biển tổng hợp.

Về tài nguyên rừng và biển: 

Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 11.356 ha với các loại cây chính: Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở thị xã Vĩnh Châu, các huyện: Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.

Tiềm năng phát triển kinh tế: Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế tổng hợp, như: trồng và chế biến nông sản xuất khẩu, khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản xuất khẩu, năng lượng ( nhiệt điện và điện gió); phát triển vận tải biển và dịch vụ kho vận ( logistics), cảng nước sâu, du lịch sinh thái và du lịch biển…

3. Đặc điểm xã hội:

Quy mô dân số

  • Dân số bình quân năm 2013 là 1.310.292 người.

  • Dự báo quy mô dân số năm 2015 là 1,43 – 1,44 triệu người và năm 2020 là 1,51 – 1,52  triệu người .

  • Mật độ dân số: 395,74/km2

Dân tộc:

  • Kinh: chiếm 64,24%.

  • Khmer: chiếm 30,71%

  • Hoa: chiếm 5,02%

Văn hóa:

Là nơi hội tụ của 3 dòng văn hóa Kinh – Hoa – Khmer với tôn giáo chủ yếu là Phật giáo ( Bắc Tông và Nam Tông), Cao Đài, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành.

Nguồn nhân lực:

  • Dân số trong độ tuổi lao động là 1.001.417 người, trong đó:

+    Lao động đang làm việc tại thành thị: 309.023 người.

+    Lao động đang làm việc tại nông thôn: 692.394 người

  • Mạng lưới trường đào tạo gồm có: Trường Cao đẳng Cộng đồng, Trường Cao đẳng Sư Phạm, Trường Cao đẳng Nghề, Trường Trung học Y tế, Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật, Trung tâm dạy nghề các huyện, thị xã, thành phố. Đào tạo nghề khoảng 25.328 người/năm. Đến cuối năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh là 35,89%.

4. Cơ sở hạ tầng:

Giao thông – vận tải:

Các tuyến giao thông đường bộ huyết mạch: Quốc lộ 1, Quốc lộ 60, Quốc lộ Nam sông Hậu, tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp.

Các tuyến giao thông thủy: sông Hậu ( hạ lưu sông Mekong), sông Mỹ Thanh,  với hệ thống kênh rạch chằng chịt, đặc biệt có 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh hướng ra biển Đông.

Thông qua hệ thống giao thông thủy – bộ, từ Sóc Trăng có thể đi đến các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Bên cạnh đó, có thể giao thương quốc tế với các nước: Campuchia, Lào, Thái Lan bằng đường sông Mekong; với các nước ASEAN khác bằng đường biển. Ngoài ra, Sóc Trăng cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển với: Cảng biển Trần Đề và cảng tổng hợp Đại Ngãi thuộc hệ thống cảng biển quốc gia. Đây là cảng tiếp nhận hàng hóa chính của tỉnh, đang kêu gọi đầu tư phát triển tiềm năng cảng nước sâu.

5. Bưu chính - Viễn thông:

Mạng lưới dịch vụ bưu chính – viễn thông rộng khắp 100% các xã, phường, thị trấn với tổng số thuê bao điện thoại là 277.530 ( 42.490 thuê bao di động và 235.040 thuê bao cố định ). Tỷ lệ thuê bao điện thoại là 7,12cái/100 người (7,12%) .

Hệ thống đường truyền Internet cáp quang băng thông rộng, với các nhà cung cấp dịch vụ như VNPT, Viettel, FPT, với tổng số thuê bao Internet là 30.923, mật độ thuê bao 2,36 thuê bao/100 dân.

6. Cung cấp điện, nước:

Mạng lưới cung cấp điện cho tỉnh có tuyến 110 KV Trà Nóc – Phụng Hiệp  -  Sóc Trăng – Bạc Liêu lấy điện từ hai trạm nguồn 220 KV Trà Nóc và Bạc Liêu, tổng chiều dài toàn tuyến 125,3 km, đoạn qua địa bàn tỉnh 31,5 km.

Nhà máy điện tại tỉnh Sóc Trăng:

Nhà máy

Năm 2015: Công suất (MW)

Năm 2020: Công suất (MW)

Nhiệt điện Long Phú 1

1.200

1.200

Nhiệt điện Long Phú 2

 

1.200

Nhiệt điện Long Phú 3

 

2.000

Điện gió (ven biển Đông)

 

200

Tổng công suất

1.200

 

Mạng lưới cung cấp nước rộng khắp toàn tỉnh: số hộ sử dụng nước sạch ở thành thị đạt 95% và ở các xã vùng sâu đều có các trạm cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt.

7. Tài chính – Ngân hàng:

Hiện nay có 25 tổ chức ngân hàng thương mại và dịch vụ tài chính tín dụng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng với mạng lưới chi nhánh từ tỉnh đến huyện, thị xã, thị trấn.

II- LỢI THẾ, TIỀM NĂNG VÀ CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN CỦA TỈNH SÓC TRĂNG:

   
 

Sóc Trăng xác định thủy sản là thế mạnh thứ hai sau nông nghiệp, trong đó kinh tế biển Sóc Trăng gắn liền với cơ cấu kinh tế mũi nhọn từ nguồn lợi thủy sản nuôi trồng, đánh bắt hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá

 

1. Nông  -  Thủy sản:

Lúa:

     -    Địa điểm: huyện Ngã Năm, Thạnh Trị, Trần Đề, Mỹ Xuyên, Long Phú.

  • Diện tích: 373.406ha

  • Năng suất: 5.945 tấn/ha.

  • Sản lượng: 2,22 tấn

  • Xuất khẩu: 50.135 tấn

  • Cơ hội đầu tư: xuất khẩu gạo thơm đặc sản ST theo tiêu chuẩn Global GAP.

Thuỷ sản:

  • Tổng diện tích: 68.250 ha

  • Tổng sản lượng: 195.140 tấn, trong đó:

+    Sản lượng khai thác: 56.584 tấn

+    Sản lượng nuôi trồng: 138.556 tấn

  • Giá trị xuất khẩu hàng thủy sản: 484,7triệu USD.

  1. Tôm các loại

  • Địa điểm: thị xã Vĩnh Châu, huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề.

  • Diện tích: 42.800 ha

  • Sản lượng: 50.800 tấn

  • Cơ hội đầu tư: xây dựng chợ đầu mối thủy sản.

  1. Cá tra và các loại thủy sản khác

  • Địa điểm: các huyện.

  • Diện tích: 21.200 ha.

  • Sản lượng: 74.700 tấn.

  • Cơ hội đầu tư: trại sản xuất giống thủy sản, chế biến thủy sản xuất khẩu.

Hành tím:

  • Địa điểm: Thị xã Vĩnh Châu

  • Diện tích: 7.583 ha

  • Năng suất bình quân: 18,455 tấn/ha; sản lượng: 139.947 tấn.

  • Tiêu chuẩn: Global GAP

  • Thị trường xuất khẩu: Thái Lan, Ấn Độ, Phi-lip-pin, Malaysia, Indonesia....

  • Cơ hội đầu tư: chế biến hành tím xuất khẩu.

Mía:

  • Địa điểm: huyện Cù Lao Dung, Mỹ Tú

  • Diện tích: 12.981 ha

  • Năng suất: 108 tấn/ha

  • Sản lượng: 1.404.860 tấn

  • Cơ hội đầu tư: công nghệ chế biến các sản phẩm từ mía và phụ phẩm sau chế biến đường, sản xuất giống mía.

Ớt:

  • Diện tích: 741 ha

  • Sản lượng: 8.220 tấn

  • Cơ hội đầu tư: nhân rộng diện tích trồng ớt, trồng và xuất khẩu ớt.

Nấm rơm

  • Địa điểm: huyện Mỹ Xuyên, Mỹ Tú, Ngã Năm, Trần Đề

  • Tận dụng nguồn rơm rạ trên đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa để chuyên canh nấm rơm.

  • Năng suất: 250 – 300kg/ha.

  • Lợi thế: chi phí thấp, thời gian thu hoạch nhanh (Ủ rơm 10-14 ngày có thể thu hoạch)

  • Xuất khẩu nấm rơm muối: 2.614 tấn.

  • Cơ hội đầu tư: Nhân rộng mô hình chuyên canh nấm rơm, chế biến rơm muối xuất khẩu

Cây ăn trái:

Loại

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Dừa

2.960

15.116

Nhãn

3.675

19.386

Xoài

1.797

12.614

Cam, chanh

3.852

29.618

Sapoche

143

1.011

Chuối

9.756

88.222

Bưởi

3.963

20.651

Sầu riêng

588

277

Măng cụt

1.245

132

Cơ hội đầu tư: Dự án phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản, bảo quản và chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ trái cây.

Khoai lang:

  • Diện tích: 4.114 ha

  • Sản lượng: 37.293 tấn

  • Cơ hội đầu tư: Dây chuyền chế biến các sản phẩm khoai lang xuất khẩu.

Bò sữa:

     -Địa điểm: các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú, Châu Thành và thành phố Sóc Trăng.

     -Sản lượng sữa tươi: Năm 2013 đạt 6.000 tấn/năm, đến năm 200 sẽ đạt 23.000 tấn/năm.

     -Số lượng bò sữa: Năm 2013 là 4.700 con, vào năm 2020 sẽ là 17.800 con. Sóc Trăng hiện là tỉnh có đàn bò sữa nhiều nhất tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

     -Cơ hội đầu tư: Xây dựng nhà máy chế biến sữa nhằm tiêu thụ hết sản lượng sữa bò tươi của toàn tỉnh, cung cấp sữa thành phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng, tăng giá trị gia tăng sữa bò của tỉnh.

Du lịch:

  • Tổng lượt khách tham quan năm 2013: 959.742 lượt. Trong đó, khách quốc tế: 19.110 lượt.

  • Tổng lượt khách lưu trú năm 2013: 155.760 lượt. Trong đó, khách quốc tế: 12.201 lượt

  • Doanh thu du lịch năm 2013 đạt 290,220 tỷ đồng  

  • Đẩy mạnh khai thác tài nguyên du lịch như: Khu du lịch chùa Mahatup ( chùa Dơi ), Khu Văn hóa Hồ Nước Ngọt, khu du lịch sinh thái biển Hồ Bể, cồn Mỹ Phước, Mỏ Ó, Khu du lịch sinh thái Cù Lao Dung, chợ nổi Ngã Năm, Khu di tích căn cứ rừng chàm Mỹ Phước, các chùa chiền, đình miếu......để xây dựng sản phẩm và phát triển du lịch.

  • Cơ hội đầu tư: Các điểm du lịch sinh thái rừng – biển, du lịch văn hóa kết nối vùng miền.

  • Mục tiêu phát triển: đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, chỉnh trang đô thị nhằm bảo vệ, duy trì và phát huy tiềm năng du lịch vốn có; chú trọng nâng cao các hoạt động lễ hội văn hóa truyền thống nhằm phát triển du lịch bền vững.

TP. Sóc Trăng phấn đấu là đô thị loại II vào năm 2015 TP. Sóc Trăng phấn đấu là đô thị loại II vào năm 2015

(Baodautu.vn) TP. Sóc Trăng đang huy động hàng ngàn tỷ đồng đầu tư của toàn xã hội để xây dựng hạ tầng, kiến thiết thị chính, phấn đấu đạt các tiêu chí của đô thị loại II trực thuộc tỉnh vào năm 2015. Ông Võ Thanh Nhàn, Chủ tịch UBND TP. Sóc Trăng trao đổi về mục tiêu này.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư