
-
UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO
-
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn
-
Phát hành trái phiếu quý I/2025 thấp nhất 5 năm, riêng phát hành ra công chúng tăng tới 68%
-
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu -
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng”
![]() |
Tín dụng chính sách được coi là “điểm sáng” và là một trong những “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo ở Việt Nam.
NHNN đã xây dựng và triển khai các giải pháp để hướng dòng vốn tín dụng thương mại cùng với dòng vốn tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn này.
Điển hình như đã trình Chính phủ ban hành chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; triển khai các chương trình chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra, hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, chính sách phát triển thủy sản, chương trình tái canh cà phê, chương trình cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch nhằm đáp ứng được yêu cầu về đầu tư tín dụng và phát triển bền vững ngành nông nghiệp...
"Vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước; trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới" - đại diện NHNN cho biết.
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng CSXH luôn có sự tăng trưởng qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 25,82%. Sau 15 năm hoạt động, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp gần 4,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; giúp hơn 3,5 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 9,9 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn..., đóng góp quan trọng để thực hiện được các mục tiêu đặt ra tại Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Đến 30-9-2017, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 169.036 tỷ đồng, gấp hơn 24 lần so với thời điểm thành lập; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 19,2%, với trên 6,7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ.
Tham dự tọa đàm, các chuyên gia đều có chung nhận định rằng, cùng với việc tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng chính sách thời gian qua đã không ngừng được củng cố và nâng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh của toàn hệ thống Ngân hàng CSXH đã giảm từ 13,75% tại thời điểm nhận bàn giao (năm 2002) xuống còn 0,81% tại thời điểm 30-9-2017 (trong đó, nợ quá hạn 0,42%, nợ khoanh 0,39%)...
Nhiều ý kiến cho rằng, để vốn tín dụng chính sách được quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết giảm chi phí, nên dồn về cho Ngân hàng chính sách quản lý thay vì tản mát ở nhiều đơn vị quản lý.

-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng” -
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng -
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng -
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025 -
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort