-
Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm; Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động hợp tác cho vay tiêu dùng -
Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD -
VietinBank dự kiến lãi trước thuế 26.300 tỷ đồng trong năm 2024
Bà Lê Thị Đức Hạnh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, kiêm Giám đốc Chi nhánh TP. Hà Nội (thứ hai từ phải sang) chủ trì Hội nghị |
Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh TP. Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị sơ kết nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022. Theo con số công bố tại Hội nghị, tính đến ngày 30/6/2022, tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh đạt 12.806 tỷ đồng, tăng 982 tỷ đồng so với năm 2021.
Trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác của ngân sách thành phố đạt 5.634 tỷ đồng, tăng 926 tỷ đồng so với đầu năm; nguồn vốn nhận ủy thác của ngân sách quận, huyện, thị xã đạt 717 tỷ đồng tăng 77 tỷ đồng so với đầu năm với 26/30 đơn vị cấp huyện đã chuyển vốn ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh TP. Hà Nội đã giải ngân cho hơn 79.000 lượt khách hàng vay vốn, trong đó tập trung chủ yếu ở một số chương trình tín dụng như cho vay giải quyết việc làm gần 57.200 lượt khách hàng, góp phần thu hút trên 62.900 lao động; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn gần 21.000 lượt hộ, hỗ trợ cải tạo và xây mới trên 42.000 công trình nước sạch, công trình vệ sinh; cho vay 105 lượt người sử dụng lao động để trả lương phục hồi sản xuất cho 38.905 lượt lao động.
Cùng với đó, doanh số thu nợ đạt 2.696 tỷ đồng, bằng 73% doanh số cho vay. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đến ngày 30/6/2022 đạt 12.773 tỷ đồng, với gần 255.000 khách hàng đang vay vốn, tăng 986 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng đạt 8,4%.
Đối với kết quả triển khai cho vay Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, đến ngày 30/6/2022, dư nợ cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh TP. Hà Nội đạt 110.314 triệu đồng với 1.935 khách hàng vay vốn. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu năm 2022, Chi nhánh đã giải ngân cho 105 người sử dụng lao động trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 38.905 người lao động theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ số tiền 162 tỷ đồng.
Theo bà Lê Thị Đức Hạnh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, kiêm Giám đốc Chi nhánh TP. Hà Nội, các chương trình tín dụng chính sách giải ngân qua Ngân hàng đã góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, thực sự là công cụ, giải pháp đắc lực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, hạn chế tín dụng đen và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố.
Trong tháng 6/2022, có 22/30 đơn vị đã tham mưu UBND quận, huyện, thị xã tổ chức thành công Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 78/2002/NĐ-CP về tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
Các báo cáo, phóng sự, tham luận cũng như phát biểu của lãnh đạo Thành phố, cấp ủy, chính quyền cấp huyện tại các hội nghị trên đều thể hiện sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị - xã hội trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội, ghi nhận và đánh giá cao thành tựu đã đạt được của tín dụng chính sách như một “điểm sáng” và là một trong những “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo của Việt Nam…
Bà Lê Thị Đức Hạnh đề nghị, phát huy kết quả đạt được, những tháng cuối năm 2022, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh TP. Hà Nội tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành cơ quan liên quan tham mưu Thành ủy, UBND TP. Hà Nội tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách trên địa bàn Hà Nội.
Cùng với đó, Chi nhánh cần tích cực chủ động tham mưu UBND chuyển bổ sung vốn ủy thác để cho vay trên địa bàn năm 2022 và giai đoạn tiếp theo; đôn đốc các đơn vị tập trung giải ngân nguồn vốn tăng trưởng và vốn thu hồi, hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch được giao năm 2022, đặc biệt là chỉ tiêu kế hoạch cho vay các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ; chuẩn bị nội dung, tham mưu UBND Thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm tại cấp Thành phố, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, hoàn thành trước ngày 15/9/2022…
-
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD -
Tín dụng tăng bất thường: Do “kỹ thuật” hay cầu vốn tăng đột biến? -
VietinBank dự kiến lãi trước thuế 26.300 tỷ đồng trong năm 2024 -
Lợi nhuận ngân hàng quý III/2024 chưa như kỳ vọng -
Ngân hàng Nhà nước hút ròng 66.907 tỷ đồng, đà tăng lãi suất giảm mạnh -
Sacombank đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số -
Lợi nhuận ngân hàng khó tăng cao, nhưng vẫn khả quan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10 -
2 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
3 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
4 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
5 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024