
-
Kênh đầu tư nào lên ngôi khi lãi suất và dòng tiền đảo chiều?
-
Rủi ro suy thoái sẽ củng cố nhu cầu đầu tư vào vàng
-
Khuyến khích ngân hàng cho vay lúa gạo tín chấp trên cơ sở quản lý dòng tiền
-
Thanh khoản dồi dào, Ngân hàng Nhà nước “ế” vốn 4 ngày liên tiếp, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh
-
Giá vàng trở lại áp sát mốc 2.000 USD/ounce -
Vàng bay cao sau cuộc họp của Fed, vàng miếng SJC bán ra 67,35 triệu đồng/lượng
![]() |
Ngày 27/12, phát biểu tại buổi họp báo Triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2023, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày hôm nay đạt khoảng 13%. Trong khi đó, huy động vốn chỉ tăng 6%.
Như vậy, room tín dụng năm nay vẫn dư thừa 1% (chưa kể room tín dụng được nới thêm). Lý giải về việc nới room tín dụng thêm 1,5-2%, Phó Thống đốc cho biết, việc nới room không phải chỉ vì sức ép của doanh nghiệp mà chủ yếu do sức ép của tình hình kinh tế thế giới vào Việt Nam giảm bớt, các chỉ tiêu lớn về vĩ mô (lạm phát, tỷ giá, thanh khoản)… đảm bảo, giúp NHNN yên tâm nới thêm room tín dụng.
“Điều hành chính sách tiền tệ không phải năm nào chỉ biết năm đó mà phải tính toán cho độ trễ dài hạn 2-3 năm nên việc đưa ra hạn mức tín dụng phải thận trọng”, Phó Thống đốc cho biết.
Giải thích thêm về cơ chế điều hành tín dụng, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN cho hay, mặc dù lạm phát của Việt Nam năm nay khả năng dưới 4% nhưng lạm phát lõi cơ bản thì tăng nhanh và đang ở mức đáng quan ngại. Cụ thể, lạm phát lõi tháng 1/2022 chỉ tăng 0,66% nhưng tháng 11 đã tăng hơn 4,82% và tháng 12 này có thể tăng hơn 5%. Đây là mức tăng cao nhất 10 năm qua, gây sức ép lớn với điều hành chính sách tiền tệ năm 2023.
Thêm vào đó, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm nay chiếm gần 190% GDP), tác động của kinh tế thế giới với Việt Nam rất mạnh trong khi Fed dự kiến vẫn tăng lãi suất năm 2023 và duy trì mặt bằng lãi suất cao cho đến năm 2024.
“Với nền kinh tế có độ mở cao như vậy, áp lực lên tỷ giá rất lớn. Chính vì vậy, chỉ tiêu tín dụng năm 2023 được NHNN cân nhắc thận trọng. Quan điểm xuyên suốt của NHNN là cung ứng vốn đầy đủ, kịp thười cho nền kinh tế nhưng không chủ quan với lạm phát”, ông Quang khẳng định.
Theo NHNN, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ đòn bẩy tín dụng cao nhất thế giới (tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP lên tới 124%). Với tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 12%/năm kéo dài thời gian tới thì tín dụng luôn tăng trưởng gấp đôi GDP, khiến tỷ lệ đòn bẩy tín dụng càng tăng cao, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng.
Về tín dụng năm 2022, bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản…) được kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, năm 2023, kinh tế thế giới dự kiến sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế trong nước thời gian tới đối mặt với thuận lợi và thách thức đan xen.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế; tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng; đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ của ngành ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”. Trong số đó, đẩy mạnh xử lý nợ xấu; tăng cường thanh tra và nâng cao hiệu quả giám sát an toàn vĩ mô và vi mô; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với các tô chức tín dụng...
Lãnh đao Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo đảm thị trường tiền tệ, ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, thông suốt, bền vững.
Ngoài ra, tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động ngân hàng để áp dụng các mô hình kinh doanh mới và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ tiện ích, an toàn đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp; đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng..

-
Rủi ro suy thoái sẽ củng cố nhu cầu đầu tư vào vàng -
Thanh khoản dồi dào, trái phiếu rục rịch tan băng, thời kỳ tiền đắt chưa kết thúc -
Khuyến khích ngân hàng cho vay lúa gạo tín chấp trên cơ sở quản lý dòng tiền -
Thanh khoản dồi dào, Ngân hàng Nhà nước “ế” vốn 4 ngày liên tiếp, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh -
Bí kíp giúp Agribank không có đối thủ tại “trận địa” tín dụng tam nông -
Giá vàng trở lại áp sát mốc 2.000 USD/ounce -
Trái phiếu doanh nghiệp rậm rịch “tan băng”: Thận trọng với “bẫy cơ cấu”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/3
-
2 Công ty bất động sản chuyển hướng tìm dòng tiền
-
3 Đề xuất khơi thêm vốn vào dự án giao thông đường bộ
-
4 Để hơn 560 tỷ đồng ngân sách không bị “vùi chôn” cùng đường nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Bài 1: Chỉ định thầu và sự thật năng lực tài chính
-
5 Chốt đầu mối chuẩn bị đầu tư 2 nút giao cao tốc Nội Bài - Lào Cai
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023
-
Sika tổ chức triển lãm “Hành trình 30 năm xây dựng niềm tin tại Việt Nam”
-
Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần định vị lại mình
-
Agribank Thái Bình kí kết hợp tác với Công ty Jeil Jersey Vina
-
Ngành vật liệu xây dựng và Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng năm 2023
-
Kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn: Tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - giao thương tiên phong tại Việt Nam