-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Ngành sản xuất Việt Nam ghi nhận phục hồi mạnh trong tháng 7/2024. |
Báo cáo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Việt Nam tháng 7 do tổ chức nghiên cứu S&P Global công bố tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh của ngành sản xuất Việt Nam.
Cụ thể, chỉ số PMI tháng 7 của ngành sản xuất Việt Nam đạt 54,7 điểm, mức cao nhất từ tháng 11/2018. Sản lượng tăng mạnh do số đơn đặt hàng mới đã tốt lên tháng thứ 4 liên tiếp. Theo S&P Global, tốc độ tăng sản lượng sản xuất tháng 7 đã nhanh hơn so với tháng 6 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2011.
Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence đánh giá: "Sản xuất nối tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ của tháng 6 sang tháng 7 cho thấy Việt Nam đang bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng tốt. Điều này giúp thúc đẩy nền kinh tế tiến về phía trước".
Các doanh nghiệp cho biết, cùng với sản xuất được đẩy mạnh, họ vẫn phải sử dụng hàng tồn kho để đáp ứng các yêu cầu đặt hàng mới, từ đó làm giảm mạnh hàng tồn kho.
Trên thực tế, hàng tồn kho thành phẩm đã giảm xuống mức thấp thứ hai từng được ghi nhận, chỉ đứng sau mức của tháng 2/2014
Tuy nhiên, để đáp ứng kịp nhu cầu đơn đặt hàng, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, Andrew Harker cho rằng: "Các nhà sản xuất cần bổ sung thêm lực lượng lao động và tiếp tục đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào".
Chỉ dấu tích cực thời gian qua cũng được ghi nhận, khi các doanh nghiệp đã cố tăng công suất bằng việc tăng cả hoạt động mua hàng và việc làm vào đầu quý III/2024.
Theo đó, hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng đáng kể và tốc độ tăng là nhanh nhất kể từ tháng 5/2022. Các nhà sản xuất đã gặp thuận lợi trong việc mua nguyên vật liệu khi thời gian giao hàng của nhà cung cấp được rút ngắn tháng thứ hai liên tiếp. Tồn kho hàng mua đã giảm tháng thứ 11 liên tiếp.
Trở ngại trong sản xuất là chi phí đầu vào tiếp tục tăng trong tháng 7, các nhà cung cấp đã phải tăng giá bán hàng, trong khi chi phí vận tải tăng cũng là một nhân tố gây thêm khó khăn.
"Chi phí nguyên vật liệu và vận chuyển tăng khiến các nhà sản xuất phải tăng giá bán hàng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 7. Tốc độ tăng khá mạnh", Báo cáo nêu.
Bất chấp những trở ngại này, những kỳ vọng về việc số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trong năm tới đã củng cố niềm tin kinh doanh về triển vọng sản lượng. Khoảng 40% doanh nghiệp được khảo sát thể hiện sự lạc quan về đơn hàng mới tăng.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"