
-
Quảng Bình thu hồi đất dự án chậm tiến độ 140 tháng
-
Phát hiện hơn 4,2kg ma túy giấu trong 26 hộp thuốc thực phẩm chức năng
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị tuyên phạt 6 năm tù
-
Truy tố loạt cựu lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ngành trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn
-
Loạt dự án tại Quảng Nam huy động vốn trái quy định -
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech
Hôm nay, 14/3, theo kế hoạch đã được Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Đỗ Bá Tỵ đồng ý sau khi nghe các lực lượng, cơ quan chức năng báo cáo và cho ý kiến về phương án tìm kiếm máy bay Malaysia, Việt Nam tiếp tục sử dụng 3 máy bay, 7 tàu tham gia tìm kiếm ở khu vực nhà giàn DK1.
Trong ngày hôm qua, 13/3, Việt Nam vẫn tiếp tục tiến hành tìm kiếm máy bay mất tích trên biển và trên không ở Biển Đông với lực lượng trực gồm 11 máy bay và 10 tàu. Trong đó, 2 máy bay AN26, một trực thăng Mi và một máy bay tuần thám biển CASA đã 7 lần cất cánh làm nhiệm vụ. Ngoài việc bay dọc đường bay dự kiến, hướng tìm kiếm còn mở về phía vịnh Thái Lan và rộng về phía đông.
Việc tìm kiếm máy bay mất tích lần này, các chuyến bay trực thăng Mi được thực hiện từ mũi Cà Mau đã đi ngược lên Vũng Tàu và dọc bờ biển. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, đây là khu vực rừng ngập mặn ít dân cư nên cần tiếp cận tìm kiếm, bay ở tầm thấp để quan sát được dễ dàng. Trên biển cũng có 7 tàu tìm kiếm quần đảo ở các khu vực khả nghi.
Theo Đại tá Vũ Thế Chiến, phó chánh văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, các tàu rà soát ra phía đông đến hết ranh giới biển Việt Nam với Malaysia, vì phía tây đã quần thảo quá kỹ mà không tìm ra dấu tích.
![]() |
Đại tá Vũ Thế Chiến cho biết Việt Nam đã nhận được lời đề nghị hỗ trợ Malaysia về phương tiện |
Ở một diễn biến khác, trước thông tin vệ tinh Trung Quốc từng phát hiện 3 vật thể lạ ở vùng biển Việt Nam, 2 máy bay đã được điều ra đúng tọa độ nhưng không tìm thấy dấu hiệu gì.
Máy bay tuần thám biển CASA đã bay tầm thấp nhưng không thu được kết quả. Phía Malaysia cũng điều 3 tàu và 2 máy bay tới nhưng đến cuối ngày vẫn chưa tìm ra vật thể gì liên quan đến máy bay mất tích.
Một thông tin đáng chú ý nữa là, Phủ tổng thống Mỹ cho biết sẽ mở rộng khu vực tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích ra Ấn Độ dương, trong khi giới chức nước này tiếp tục điều tra xem chuyện gì đã xảy ra với MH370.
"Dựa trên một số thông tin mới, không nhất thiết mang tính kết luận, nhưng là các thông tin mới, một khu vực tìm kiếm mới sẽ được mở ra trên Ấn Độ dương", phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney nói. "Chúng tôi đang tham vấn các đối tác quốc tế về những phương tiện có thể triển khai".
Ông Carney không nói rõ thông tin mới là gì, theo Reuters.
Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, tàu tên lửa khu trục USS Kidd của hải quân Mỹ đã tiến vào khu vực eo biển Malacca, phía tây Malaysia và chuẩn bị hướng về phía Ấn Độ Dương để tiếp tục tìm kiếm máy bay mất tích.
Trong hoạt động tìm kiếm chiếc máy may mất tích của Malaysia Airlines, Mỹ đã triển khai các tàu hải quân và điều các quan chức thuộc Cơ quan An toàn Hàng không Quốc gia và Cục Hàng không Liên bang đến Malaysia.
Trong khi đó, sau khi gửi lời cảm ơn đến Việt Nam vì sự nhiệt tình trong việc tổ chức tìm kiếm, Malaysia hôm nay đã đặt vấn đề nhờ Việt Nam hỗ trợ phương tiện sang tìm kiếm ở vùng biển Mã Lai. Theo Phó chánh văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, vấn đề này mới được trao đổi qua điện thoại, nên khi nào Malaysia có đề nghị chính thức thì Sở chỉ huy sẽ xin ý kiến Chính phủ.
Từ khi máy bay Boeing 777-200 mang số hiệu MH370 của Malaysia mất tích, Việt Nam đã thành lập 3 trung tâm điều hành lực lượng tìm kiếm, với một trung tâm chính ở Hà Nội, Sở chỉ huy tiền phương của Ủy ban An toàn hàng không dân dụng ở Phú Quốc và Sở chỉ huy của lực lượng Không quân ở Cà Mau. Sau 6 ngày tung lực lượng lớn chưa từng có, trung tâm ở Phú Quốc được chuyển về TP HCM còn Sở chỉ huy ở Cà Mau vẫn giữ nguyên.
"Với 90% lực lượng tìm kiếm hiện nay là lực lượng quân đội, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ nước bạn cho đến khi có thông tin rõ ràng về máy bay mất tích. Đó không chỉ là nghĩa vụ quốc tế mà còn vì lòng nhân ái, coi tính mạng con người là quan trọng nhất", đại tá Chiến nhấn mạnh.
![]() |
Các vùng tìm kiếm MH370 (Click để xem chi tiết). Đồ họa: Đồng Nguyên Anh (VnEpress) |
Việc cứu nạn trên biển của các lực lượng Việt Nam hiện được chi phối bởi 3 văn bản pháp luật. Đó là Luật Biển quốc tế năm 1982, Luật Biển Việt Nam và Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển SAR 79. Dựa vào đó, việc tìm kiếm phương tiện, con người trên biển đều được ưu tiên.
Kể từ sau khi mất hoàn toàn tín hiệu vào sáng sớm ngày 8/3, tung tích về chiếc Boeing 777-200 của Malaysia Airlines mang số hiệu MH370 vẫn chưa được xác định. Không có bất cứ manh mối nào về chiếc máy bay dân dụng được coi là hiện đại bậc nhất này được tìm thấy, bất chấp một chiến dịch tìm kiếm đa quốc gia quy mô lớn, khiến nó trở thành một trong những vụ mất tích bí ẩn nhất trong lịch sử hàng không dân sự.
PV (Tổng hợp/Vnexpress)
-
Phát hiện hơn 4,2kg ma túy giấu trong 26 hộp thuốc thực phẩm chức năng -
Loạt cựu lãnh đạo 3 tỉnh và những bị can nào liên quan Tập đoàn Phúc Sơn? -
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị tuyên phạt 6 năm tù -
Truy tố loạt cựu lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ngành trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn -
Loạt dự án tại Quảng Nam huy động vốn trái quy định -
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech -
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc