
-
Nếu có môi trường thuận lợi, doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh sòng phẳng với thế giới
-
ThaiBinh Seed khánh thành cơ sở quy mô 10.000 m2 tại Quảng Nam
-
Dệt may kiến nghị nhiều giải pháp trước loạt khó khăn về thuế đối ứng của Mỹ
-
Kết nối hợp tác cho hơn 30 doanh nghiệp tại thị trường Hàn Quốc
-
BSR đạt đồng thời chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU -
Khánh thành Cảng Container quốc tế Hateco Hải Phòng
![]() |
Vùng nuôi cá tra thương phẩm ở huyện Cao Lãnh được cấp mã số nhận diện. (Ảnh: Nguyễn Văn Trí/TTXVN) |
Cục Phòng vệ Thương mại thuộc Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa thông báo kết quả chính thức của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15 (POR15) cho giai đoạn từ ngày 1/8/2017 đến ngày 31/7/2018 đối với sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Theo đó, mức thuế cuối cùng áp dụng cho một số doanh nghiệp đã tham gia trả lời bản câu hỏi và hợp tác với Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) là 0,15 USD/kg (tương ứng khoảng 3,8% giá xuất khẩu).
Các doanh nghiệp không hợp tác sẽ nhận mức thuế 2,39 USD/kg. Như vậy, mặc dù thuế cho các doanh nghiệp không hợp tác giữ nguyên so với POR14 nhưng mức thuế dành cho các doanh nghiệp hợp tác đã giảm đi đáng kể, lần này (POR15) là 0,15 USD/kg, so với đợt trước (POR14) là 1,37 USD/kg.
Đây là thông tin tích cực đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam trong bối cảnh tình hình dịch bệnh dự kiến sẽ tác động đến ngành nuôi cá trong nước.
Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn của Việt Nam (như Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Biển Đông...) vẫn tiếp tục được hưởng mức thuế 0%.
Mặc dù trong thời gian qua xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam liên tục gặp phải các biện pháp hạn chế nhập khẩu từ nhiều nước nhưng các doanh nghiệp trong nước vẫn nỗ lực để vượt qua khó khăn và duy trì kim ngạch xuất khẩu trong hai năm 2018 và 2019 đều ở mức trên 2 tỷ USD.
Sản phẩm cá tra của Việt Nam đã bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá từ năm 2003 và các năm đều tiến hành rà soát mức thuế áp dụng.
Hiện nay, DOC đang tiến hành rà soát POR16, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu liên quan của Việt Nam cần xem xét tham gia hợp tác, cung cấp thông tin, dữ liệu chính xác, đầy đủ để DOC có căn cứ đánh giá, phân tích tránh nguy cơ bị sử dụng thông sẵn có do kê khai thiếu thông tin trong bản trả lời câu hỏi.
Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và các doanh nghiệp xuất khẩu liên quan có các hành động cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngành cá tra của Việt Nam./.

-
Kết nối hợp tác cho hơn 30 doanh nghiệp tại thị trường Hàn Quốc -
BSR đạt đồng thời chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU -
Khánh thành Cảng Container quốc tế Hateco Hải Phòng -
EVNGENCO1 tập trung sản xuất điện cho cao điểm mùa khô -
DragonGroup hợp tác với Agribank Bắc Thái Bình triển khai dự án khu công nghiệp tại Hà Tĩnh -
Vinataba đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba -
Bài học từ sự thất bại của start-up Vua Cua
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort