
-
Bộ Xây dựng ra công điện yêu cầu đảm bảo an toàn trong khai thác các cao tốc
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Sri Lanka
-
Câu chuyện hội nhập của Việt Nam là “dám chơi”, “biết chơi”, “khéo chơi”
-
Đề xuất bổ sung dự toán ngân sách Trung ương để chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy -
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Tinh gọn bộ máy, tăng cường phân quyền
![]() |
Ảnh minh họa. |
Ngày 2/5, Chính phủ đã gửi tới Quốc hội báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tình hình triển khai Kế hoạch năm 2025.
Theo nhận định của Chính phủ, tình hình thế giới dự báo tiếp tục phức tạp, khó lường, khó dự báo, nhiều biến động lớn, đặc biệt là chính sách thuế của Mỹ đã đặt ra ngày càng nhiều khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế nước ta.
Tuy nhiên, việc gia tăng khó khăn, thách thức cũng là cơ hội, là động lực đối với cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân để quyết tâm đẩy mạnh, thực hiện hiệu quả những cải cách và nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo mục tiêu đề ra.
Báo cáo cũng nhấn mạnh một số giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó có tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước, tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước.
Chính phủ cũng đề cập nội dung nghiên cứu phương án điều chỉnh bội chi ngân sách nhà nước lên mức khoảng 4-4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển khi cần thiết, phấn đấu mức tăng trưởng ít nhất 8% năm 2025, hoàn thiện phương án phát hành trái phiếu chính phủ để bổ sung nguồn lực đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm.
Liên quan đến nội dung này, tại Kỳ họp cuối năm 2024, Quốc hội đã quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 là 1.966,8 nghìn tỷ đồng, thu chuyển nguồn cải cách tiền lương là 110,6 nghìn tỷ đồng; chi NSNN là 2.549 nghìn tỷ đồng; bội chi ngân sách nhà nước là 471.500 tỷ đồng (3,8%GDP).
Sau đó, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 (tháng 2/2025) Quốc hội đã quyết nghị cho phép trường hợp cần thiết, điều chỉnh bội chi ngân sách nhà nước lên mức khoảng 4-4,5%GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của Quốc gia có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP.
Trong một báo cáo về ngân sách mới được gửi tới Quốc hội, Chính phủ cho biết tổng chi NSNN 4 tháng ước đạt 595,4 nghìn tỷ đồng, bằng 23,4% dự toán, tăng 15,2% so cùng kỳ năm 2024, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 16,3% dự toán Quốc hội quyết định (tỷ lệ giải ngân ước đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao ); chi trả nợ lãi đạt 36,8% dự toán; chi thường xuyên đạt 27,1% dự toán.
Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tính đến ngày 29/4/2025, đã thực hiện phát hành gần 152.900 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn bình quân 9,91 năm, lãi suất bình quân 2,89%/năm.
Bên cạnh khả năng có thể tăng bội chi, giải pháp được nhấn mạnh trong báo cáo của Chính phủ còn có đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, nhanh chóng hoàn thành số hóa trong việc thu ngân sách, đặc biệt là trong việc phát triển hệ thống quản lý thuế tích hợp, tập trung, hiện đại, cung cấp dịch vụ thuế số và các dữ liệu điện tử để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất... để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đặc biệt trong các ngành nghề, lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế của Mỹ, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, tiêu dùng trong nước trong năm 2025.
Chính phủ cũng xác định điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp; quan sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc thay đổi và điều chỉnh chính sách tài chính, tiền tệ của các nền kinh tế lớn để xây dựng các phương án điều hành hợp lý, qua đó góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Thực hiện hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp về điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, điều hành thị trường mở, thị trường liên ngân hàng, tái cấp vốn, lượng tiền cung ứng, phát hành tín phiếu...; đưa tiền ra và hút tiền về nhịp nhàng, đồng bộ, hợp lý nhằm hỗ trợ giá vốn rẻ, lãi suất ngân hàng thấp cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
Cùng với đó là điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp, theo dõi và kiểm soát lạm phát, nghiên cứu giao bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng theo thẩm quyền. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; chú trọng đầu tư tín dụng vào các dự án, công trình trọng điểm khả thi phục vụ phát triển kinh tế xã hội...
Tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng trên cơ sở rà soát, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn đi đôi với việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Nghiên cứu các phương án để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách thuế của Mỹ.
Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhất là việc công bố công khai lãi suất huy động, lãi suất cho vay, hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng; kịp thời xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm, nhất là các tổ chức tín dụng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh, không đúng quy định (cả lãi suất huy động và cho vay); nghiêm cấm, không để các ngân hàng thương mại tự do tăng lãi suất không theo định hướng, cạnh tranh không lành mạnh, không bình đẳng.
Thời gian tới, giải pháp được tập trung còn có khẩn trương, tích cực trao đổi, xây dựng kịch bản làm việc và triển khai đàm phán với các cơ quan của Hoa Kỳ để đạt thỏa thuận thương mại đối ứng, đảm bảo hài hòa, hợp lý, có lợi cho cả hai bên. Khai thác hiệu quả cơ hội từ 17 FTA đã ký kết và thúc đẩy đàm phán, ký kết các khuôn khổ hợp tác mới.
Đẩy mạnh mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhất là các quốc gia mới nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện; nhanh chóng đàm phán, kết thúc đàm phán FTA với các nước Trung Đông, Thụy Sỹ, Na Uy,... và hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) với EU. Thúc đẩy tiến hành thủ tục tham gia ITA2 (Hiệp định Công nghệ thông tin mở rộng) để mở cửa thị trường đối với sản phẩm công nghệ của Mỹ - Chính phủ xác định.
Giải pháp tiếp theo được nhấn mạnh trong báo cáo là đẩy mạnh giải ngân và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phù hợp với khả năng thực hiện, giải ngân và tuân thủ đúng quy định pháp luật về đầu tư công. Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đạt 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

-
Bộ Xây dựng ra công điện yêu cầu đảm bảo an toàn trong khai thác các cao tốc
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Sri Lanka
-
Câu chuyện hội nhập của Việt Nam là “dám chơi”, “biết chơi”, “khéo chơi”
-
Đề xuất bổ sung dự toán ngân sách Trung ương để chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy
-
Tính phương án huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển -
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Tinh gọn bộ máy, tăng cường phân quyền -
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nền tảng để giữ gìn bản sắc chính là sự gắn bó cảm xúc -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật -
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ dự lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng tại Nga
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025