Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Tình yêu nước và made in Vietnam
Khánh An - 13/10/2014 12:10
 
Sau 10 năm được ghi danh, doanh nhân Việt đang lên kế hoạch cho dấu ấn Made in Vietnam trong thị trường thế giới...
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Bầu Đức và những việc chưa ai làm
Nữ tướng REE: Những lần vấp ngã và đứng dậy
Đặng Văn Thành: Duyên nợ nghề nông
Doanh nhân F1 trải lòng về thế hệ kế cận
   
  Doanh nhân Việt đang muốn tạo nên kỳ tích mới mang tên Made in Vietnam  

Sau một hồi lựa chọn trong một cửa hàng quần áo tại Khu Midtown Manhattan, New York trong chuyến “vi hành” hồi tháng 3/2014, ông Obama đã mua chiếc áo giá 64,95USD cho vợ Michelle và 2 chiếc áo len dài tay (44,95USD/chiếc) cho hai cô con gái Malia, 15 tuổi, và Sasha, 12 tuổi.

Tổng số tiền của ba món hàng là 154,85USD và chiếc áo tặng vợ của Tổng thống Mỹ Obama là hàng “made in Việt Nam”.

“Báo chí Mỹ đã nhắc đến chi tiết này một cách tình cờ, nhưng với doanh nhân Việt Nam, đây là điều đáng để suy ngẫm”, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ khi bắt đầu câu chuyện về doanh nhân Việt Nam trong dịp kỷ niệm ngày doanh nhân 13/10/2014.

Không phải lần đầu ông Lộc nhắc tới chi tiết made in Vietnam. Gần 20 năm trước, cũng một lần trao đổi về doanh nhân Việt, ông Lộc, khi đó còn ở vị trí Tổng thư ký VCCI, cũng đã nhắc câu chuyện rất khó tìm hàng hóa đính mác “made in Vietnam” tai siêu thị trong các chuyến công tác nước ngoài của ông.

Câu chuyện nhỏ nhưng đủ để ghi dấu bước phát triển lớn của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong chặng đường dài vừa qua. Ngay cả quan niệm về hàng hóa made in Việt Nam cũng đã thay đổi theo đúng xu hướng phát triển chuỗi sản xuất, mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Tuy nhiên, người đứng đầu tổ chức đại diện cho cộng đồng Việt Nam cho biết, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang muốn nhiều hơn thế vì “doanh nghiệp đang thể hiện lòng yêu nước của mình qua sản xuất những sản phẩm made in Vietnam, sử dụng sản phẩm made in Vietnam”.  

“Làm sao để người tiêu dùng không chỉ của Việt Nam tìm mua hàng Việt Nam, yên tâm với sản phẩm gắn mác made in Việt Nam như cả thế giới tin dùng hàng Made in Japan. Dù không dễ nhưng giờ là lúc doanh nhân Việt Nam phải tạo nên kỳ tích”, ông Lộc chia sẻ mong muốn của nhiều doanh nhân.

Điểm không dễ mà ông Lộc nhắc đến không đơn giản chỉ là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam – điểm khó kết nối nhất với mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Ông Trần Anh Vương, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thép Bắc Việt, doanh nghiệp đã cung cấp chi tiết nhựa cho Samsung, Canon trong vòng mấy năm nay có lẽ là một trong những doanh nhân đau đáu nhất với công nghiệp hỗ trợ.

“Tôi đang rất lo vì cả xã hội, nhất là các bộ ngành cứ kêu là doanh nghiệp Việt Nam không làm được đinh vít. Tôi khẳng định là doanh nghiệp Việt Nam không những làm được mà còn làm rất tốt”, ông Vương thẳng thắn.

Bắc Việt là một trong những nhà cung cấp được nêu danh nằm trong số các công ty có nhiều cải tiến nhất trong quý 3/2014 của Samsung. Đây cũng là đối tác tin cậy của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Nhưng, sự ghi nhận này có lẽ chưa đủ để Bắc Việt cũng như nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tiếp cận được các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Ông Vương cho biết Bắc Việt đã từng phải gánh lãi suất lên tới 24%/năm để không bỏ lỡ đơn hàng.

Trong khi đó, sau hơn 3 năm triển khai Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, mới chỉ có một doanh nghiệp được hưởng ưu đãi từ Quyết định này. Ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội, chủ đầu tư Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) đang đôn đáo đề nghị thí điểm hỗ trợ nhóm doanh nghiệp nếu như hỗ trợ từng doanh nghiệp đơn lẻ khó khăn quá…

Điều đáng nói là thực trạng này khiến doanh nghiệp Việt khó chen chân hơn vào đội quân cung cấp cho các doanh nghiệp nước ngoài vốn đã có mạng lưới khá mạnh và rộng khắp. Ngay cả ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT ô tô Trường Hải, doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất hàng made in Vietnam của ngành công nghiệp ô tô cũng phải thừa nhận khó len chân vì các doanh nghiệp FDI vào đầu tư thường có các doanh nghiệp vệ tinh sản xuất linh kiện đi theo, mà các danh nghiệp vệ tinh này nắm bí quyết công nghệ.

“Mọi việc đang thay đổi khi chính sách liên quan đến công nghiệp hỗ trợ đang được tập trung bàn thảo. Tôi thấy vui hơn khi Bộ trưởng Bộ Công thương đã nói đến việc doanh nghiệp không phải không làm được đinh ốc. Khi người đứng đầu ngành công thương đã nhìn thấy vấn đề, tôi tin mọi việc sẽ tiến triển”, ông Vương lạc quan.

Về vấn đề này, quan điểm của ông Lộc cứng rắn hơn. Ông cho rằng, việc bảo vệ, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước.

“Tạo điều kiện về chính sách để doanh nghiệp Việt Nam tham dự được vào chuỗi sản xuất toàn cầu, bắt tay được với những doanh nghiệp nước ngoài là trách nhiệm của các cơ quan hoạch định chính sách. Tôi cho rằng, phải nhận nhận chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, bảo vệ sản phẩm made in Vietnam như một sự bảo vệ từng thành phần của lãnh thổ kinh tế Việt Nam”, ông Lộc bày tỏ quan điểm.

Đặng Lê Nguyên Vũ: Từ vô danh tới anh hùng

Đặng Lê Nguyên Vũ: Từ vô danh tới anh hùng

() Đặng Lê Nguyên Vũ là một thương hiệu đặc biệt. Tạp chí National Geographic Traveller gọi là "Vua cà phê". Tạp chí Forbes đặt cho danh vị "zero to hero". 18 năm qua, cái tên này là hình ảnh đại diện cho những hoài bão, tham vọng, khát khao vươn ra thế giới của doanh nhân Việt…

Giấc mơ doanh nghiệp Việt hàng trăm năm tuổi

Giấc mơ doanh nghiệp Việt hàng trăm năm tuổi

() Vào năm 1895, với câu nói “đã chọn được con đường riêng và muốn làm cho Hà Nội cũng tươi đẹp như Paris”, người thanh niên 21 tuổi Bạch Thái Bưởi đã đặt những viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp kinh doanh với thế giới của người Việt.

Doanh nghiệp Việt và sức mạnh nền kinh tế

Doanh nghiệp Việt và sức mạnh nền kinh tế

(baodautu.vn) Ngày 6/5/2013, Tập đoàn FPT công bố, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc FPT đã được tập đoàn truyền thông hàng đầu Nhật Bản, Nikkei Inc., trao Giải thưởng Nikkei Asia trong lĩnh vực phát triển khu vực (Regional Growth). Đây là lần đầu tiên trong suốt 18 năm tổ chức giải thưởng này, Nikkei lựa chọn một doanh nhân Việt Nam để trao tặng.  Chủ tịch nước tiếp Đoàn đại biểu doanh nhân trẻ Việt Nam

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư