
-
Hà Nội hoàn thành 8/8 chỉ tiêu về đích nông thôn mới
-
Cả nước có hơn 14,87 triệu ha rừng
-
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực âm nhạc
-
Hải Phòng bố trí hơn 400 căn hộ để cán bộ Hải Dương thuê khi hợp nhất
-
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 -
105 hành khách đầu tiên bay từ ga T3 - Tân Sơn Nhất đến Sân bay Vân Đồn
![]() |
Nhân dân huyện Yên Phong (Bắc Ninh) kỷ niệm chiến thắng sông Như Nguyệt (ảnh Internet) |
Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có Văn bản 92/UBND-NC, thông báo ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tổ chức Đại lễ cầu siêu nhân kỷ niệm 940 năm chiến thắng Như Nguyệt và khởi công xây dựng Đền thờ Lý Thường Kiệt tại xã Tam Giang.
Theo đó, xét đề nghị của Sở Nội vụ và UBND huyện Yên Phong về việc tổ chức Đại lễ cầu siêu nhân kỷ niệm 940 năm chiến thắng Như Nguyệt và khởi công xây dựng Đền thờ Lý Thường Kiệt tại xã Tam Giang, Chủ tịch UBND tỉnh đã đồng ý với đề nghị của UBND huyện Yên Phong về việc tổ chức Đại lễ cầu siêu nhân kỷ niệm 940 năm Chiến thắng Như Nguyệt (1077 - 2017) và khởi công xây dựng Đền thờ Lý Thường Kiệt tại thôn Như Nguyệt, xã Tam Giang.
Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND huyện Yên Phong chủ trì, phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch hướng dẫn chỉ đạo Ban Trị sự Phật giáo huyện Yên Phong, UBND xã Tam Giang tổ chức lễ cầu siêu đảm bảo đúng quy định của Pháp luật và Giáo luật; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đảm bảo công tác an ninh trật tự để các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tổ chức tại địa phương diễn ra an toàn.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược (1075 - 1077), Thái úy Việt quốc công Lý Thường Kiệt đã lập phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu) để ngăn chặn quân giặc. Đây là phòng tuyến chiến lược, dựa vào thế núi, sông, đồng trũng, ruộng lầy kéo dài hơn 10 km đường đê qua các xã Tam Giang, Tam Đa huyện Yên Phong đến Thị Cầu (thành phố Bắc Ninh) để chặn đứng đoàn quân viễn chinh xâm lược hùng hậu của nhà Tống. Đây cũng là nơi bài thơ “Nam quốc sơn hà” - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam ra đời, mở màn một thời kỳ thịnh trị, tự chủ của nước Việt. Cứ 5 năm một lần, vào ngày 18/2 âm lịch, người dân huyện Yên Phong lại tổ chức lễ hội để nhớ đến chiến công vĩ đại của cha ông, giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay.

-
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực âm nhạc -
Hải Phòng bố trí hơn 400 căn hộ để cán bộ Hải Dương thuê khi hợp nhất -
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 -
105 hành khách đầu tiên bay từ ga T3 - Tân Sơn Nhất đến Sân bay Vân Đồn -
Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất khai thác chuyến bay đầu tiên -
Cảnh báo tái diễn tình trạng mua bán sổ bảo hiểm xã hội trên mạng -
Phenikaa chính thức trở thành đại học: Hiện thực hóa mô hình tri thức, sáng tạo, hội nhập
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu