
-
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít
-
Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh
-
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ
-
LOF đưa sữa KUN thâm nhập thị trường Indonesia
-
Bài toán công nghệ trong truy xuất nguồn gốc trước vấn nạn hàng giả -
Việt Nam-Trung Quốc ký kết thêm 4 nghị định thư nông nghiệp
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, theo thông báo gần đây của Bộ Thương mại Mỹ (DOC), Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam - 3 trong số 4 nguồn cung tôm nuôi lớn nhất của Mỹ, có thể sẽ buộc phải trả thuế chống trợ cấp sơ bộ, dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.
Mức thuế suất sẽ có hiệu lực ngay khi DOC công bố lên Công báo liên bang (Federal Register), dự kiến sẽ diễn ra trong vài ngày tới.
Thuế sẽ được hoàn lại nếu các nhà điều tra xác định rằng, các nước này không vi phạm cung cấp trợ cấp bất hợp pháp hoặc nếu hàng nhập khẩu được trợ cấp không gây tổn hại cho ngành tôm của Mỹ.
Tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ không được đưa ra cho đến mùa thu hoặc mùa đông năm 2024, đồng nghĩa các nhà xuất khẩu tôm vào Mỹ có thể sẽ phải gánh mức chi phí chịu thuế trong suốt giai đoạn trước đó.
Ngay khi DOC công bố quyết định lên Công báo liên bang, các nhà xuất khẩu tôm từ Việt Nam sẽ phải đặt cọc mức thuế từ 2,84%. Cụ thể, yêu cầu đặt cọc với Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng là 2,84%, với Công ty Thông Thuận là 196,41%; và 2,84% với tất cả nhà cung cấp khác.
Được biết, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Việt Nam là 4 quốc gia mục tiêu của DOC trong đợt rà soát lần này, chiếm 90% trong tổng số 788.209 tấn tôm nhập khẩu vào Hoa Kỳ năm 2023. Trong đó, Ấn Độ xuất khẩu 296.243 tấn tôm sang Hoa Kỳ, Ecuador là 205.684 tấn, Indonesia 146.258 tấn và Việt Nam là 61.516 tấn.
Tương tự Việt Nam, tôm của Ecuador cũng phải chịu thuế chống trợ cấp và đặt cọc ở mức 1,69 - 13,41%, trong khi các nhà xuất khẩu tôm từ Ấn Độ sẽ phải đặt cọc mức thuế từ 3,89 - 4,72%. Các nhà xuất khẩu tôm của Indonesia chịu mức thuế chưa tới 1% nhưng không phải đặt cọc.
-
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ -
LOF đưa sữa KUN thâm nhập thị trường Indonesia -
Bài toán công nghệ trong truy xuất nguồn gốc trước vấn nạn hàng giả -
Việt Nam-Trung Quốc ký kết thêm 4 nghị định thư nông nghiệp -
Bưởi Việt chính thức lên kệ Lotte Mart Hàn Quốc: Bước ngoặt mới cho nông sản Việt -
Việt Nam vẫn là nhà cung cấp gạo lớn cho Philippines -
Mặt bằng bán lẻ chịu áp lực khi hành vi mua sắm đảo chiều
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa