-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tham gia ủng hộ đồng bào Việt Nam bị thiệt hại do bão số 3 -
Bé 13 tháng tuổi bị gãy chân sau đi học về, đình chỉ cơ sở mầm non -
[Ảnh] Dùng thuyền tiếp tế lương thực cho người dân ven sông Hà Nội -
Agribank Thái Bình ủng hộ 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi -
Điểm chuẩn bổ sung ngành sư phạm “cao ngất”, lên gần 29 điểm -
Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất ngành Y năm 2024 là ai?
Hôm nay, 28/8, tại Thủ đô Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh 135 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024.
Danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" được trao bắt đầu từ năm 2015. Trải qua 5 lần tổ chức, đã có 587 cá nhân được vinh danh. Những người được lựa chọn là trí thức hoạt động trong các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, các cơ quan của các ngành, lĩnh vực, địa phương và các tổ chức trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam từ 10 năm trở lên; những trí thức có uy tín khoa học, đóng góp thiết thực, hiệu quả và có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành được xã hội công nhận
112 trí thức có học hàm, học vị là phó giáo sư, tiến sĩ trở lên
Trong số 135 trí thức tiêu biểu được vinh danh đợt này có 51 trí thức do các Liên hiệp hội địa phương đề cử, 54 tri thức do các Hội ngành toàn quốc đề cử, 28 tri thức do Hội đồng đề cử và 2 tri thức do Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam đề cử. Học hàm, học vị của những trí thức này chủ yếu từ phó giáo sư, tiến sĩ trở lên (112 người) và 3 Anh hùng Lao động.
Hai trí thức cao tuổi được tôn vinh là GS.TS Trịnh Văn Tự (95 tuổi) - nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam; GS.TS Đặng Hữu (94 tuổi) - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN.
Lễ tôn vinh 135 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024. |
Nhiều gương mặt trí thức thuộc thế hệ 8x, như chủ nhân "Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024" PGS.TS Trần Mạnh Trí (43 tuổi), Trưởng Bộ môn Hóa học hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. KS Nguyễn Xuân Thủy (40 tuổi), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết kế và phát triển công nghệ xây dựng Span, sở hữu 15 bằng độc quyền sáng chế.
Trẻ tuổi nhất là TS Nguyễn Văn Huống (39 tuổi) - Phó Trưởng phòng Công nghệ môi trường, Viện Công nghệ mới, Bộ Quốc phòng. TS. Huống làm chủ nhiệm 8 đề tài cấp bộ, sở hữu 3 bằng độc quyền giải pháp hữu ích/sáng chế, tác giả 1 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Anh nhận Giải nhì Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2018, 2023 và giải Ba năm 2020.
Ngoài ra, một số trí thức khoa học công nghệ tiêu biểu khác có thể kể đến, như: PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết - nguyên Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Thị Trâm - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Giống cây trồng Việt Nam; PGS.TS.NGUT. Nguyễn Văn Khang - Phó hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội; GS.TS. Trần Linh Thước - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh...
Đây là những trí thức hoạt động trong các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức thuộc hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam từ 10 năm trở lên. Đồng thời phải có uy tín khoa học, nhiều đóng góp thiết thực đến sự phát triển của đơn vị, được cơ quan, đơn vị đề cử.
Nhận thức và tư duy đổi mới, thiết thực
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của đội ngũ tri thức KH&CN, đặc biệt là 135 cá nhân tiêu biểu được vinh danh năm 2024.
Ông cũng ghi nhận Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã từng bước thể hiện vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển tiềm lực KH&CN quốc gia, đóng góp phát triển kinh tế xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của đội ngũ tri thức KH&CN, đặc biệt là 135 cá nhân tiêu biểu được vinh danh năm 2024. |
Bên cạnh những thành tựu, Chủ tịch Quốc hội cũng thẳng thắn nêu ra một số hạn chế về cơ chế, chính sách để phát huy tối đa tiềm năng, sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ. Do đó chưa thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, toàn cầu hóa giúp khoa học và công nghệ từng bước hội nhập, giao lưu với nền khoa học công nghệ của quốc tế, tạo thuận lợi cho việc học tập, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ quốc tế phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều thách thức mới, các sản phẩm khoa học công nghệ của nước ngoài xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường trong nước, tạo sự cạnh tranh gay gắt... Bên cạnh đó, là yêu cầu cấp thiết về hành lang pháp lý, thể chế, chính sách, đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học và các trung tâm khoa học lớn của nước ta.
"Trong bối cảnh đó đòi hỏi đội ngũ trí thức nước nhà phải có nhận thức mới, tư duy khoa học gắn với những giải pháp thiết thực, hiệu quả để đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển đất nước", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chia sẻ.
Chủ tịch Quốc hội cũng bày tỏ tin tưởng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam với truyền thống đoàn kết, phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục là hạt nhân tập hợp, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài, góp phần tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.
"Trong bối cảnh đó đòi hỏi đội ngũ trí thức nước nhà phải có nhận thức mới, tư duy khoa học gắn với những giải pháp thiết thực, hiệu quả để đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển đất nước", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chia sẻ. |
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng cho biết, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tập hợp được trên 2,2 triệu trí thức vào năm 2020, chiếm 32,5% đội ngũ trí thức cả nước. Đồng thời có có 156 hội thành viên, gồm 63 Liên hiệp Hội địa phương, 93 Hội ngành toàn quốc và gần 600 tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc.
“Buổi lễ tôn vinh là nguồn động viên vô cùng to lớn của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nước nhà, cũng như Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam”, ông Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.
Tại sự kiện, PGS.TS, Nhà giáo nhân dân, AHLĐ Nguyễn Thị Trâm, Hội Giống cây trồng Việt Nam đầy xúc động. Bà gửi lời cảm ơn tới cơ quan, đơn vị đã khuyến khích, hỗ trợ giúp bà làm nghiên cứu, chuyển giao kết quả nghiên cứu ra sản xuất lớn, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đến bà con nông dân ở nhiều vùng tổ quốc đã mạnh dạn ứng dụng những kết quả nghiên cứu. Chia sẻ ngắn gọn về hành trình gắn bó với nghề chọn tạo giống lúa, bà mong các nhà nghiên cứu trẻ đầu tư cho học tập nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức và kỹ năng để thực hành tốt nghiên cứu hiện đại, đưa nền khoa học nông nghiệp hội nhập thế giới.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tham gia ủng hộ đồng bào Việt Nam bị thiệt hại do bão số 3 -
Vingroup ủng hộ 250 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi và lũ quyét -
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại Hà Nội -
Bé 13 tháng tuổi bị gãy chân sau đi học về, đình chỉ cơ sở mầm non
-
Thiếu chỉ tiêu xét tuyển bổ sung đại học tại nhiều trường đại học TP.HCM -
[Ảnh] Dùng thuyền tiếp tế lương thực cho người dân ven sông Hà Nội -
Agribank Thái Bình ủng hộ 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi -
Điểm chuẩn bổ sung ngành sư phạm “cao ngất”, lên gần 29 điểm -
Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất ngành Y năm 2024 là ai? -
Quảng Ninh: TP. Cẩm Phả di dời 136 hộ dân khỏi vùng có nguy cơ sạt lở -
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo có thể tổ chức Trung thu trực tuyến
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang