-
VNDirect đột ngột thay đổi kế hoạch sử dụng hơn 2.400 tỷ đồng -
Chuyển động tại Sabibeco: Ghế CEO đổi chủ, người nội bộ thoái vốn, ngày về Sabeco không xa? -
Không phải FPT Shop, chuỗi nhà thuốc Long Châu mới là “át chủ bài” của FRT -
Tasco lên kế hoạch chào bán gần 179 triệu cổ phiếu, rót vốn vào công ty con -
Cảng Sài Gòn giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển do lo ngại lỗ luỹ kế -
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nhận thầu 1.426 tỷ đồng từ thành viên Becamex IDC
Càng kinh doanh, càng âm dòng tiền
Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm 2022, Tổng công ty 36 ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 603 tỷ đồng, so với cùng kỳ âm 305,4 tỷ đồng. Dòng tiền đầu tư dương 268,2 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 182,2 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.
Thêm nữa, từ năm 2016 đến 9 tháng năm 2022, dòng tiền đầu tư âm lên tới 758,41 tỷ đồng, trong khi dòng tiền tài chính dương 95,72 tỷ đồng và dòng tiền kinh doanh dương 396,13 tỷ đồng. Như vậy, dòng tiền hoạt động kinh doanh không đủ để mở rộng đầu tư, Tổng công ty phải sử dụng dòng tiền bên ngoài (chủ yếu phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 430 tỷ đồng lên 1.017,6 tỷ đồng) và quỹ tiền mặt tại Tổng công ty để bù đắp.
Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận của Tổng công ty đạt đỉnh vào năm 2018 là 85,98 tỷ đồng, sau đó suy giảm theo thời gian.
Bức tranh lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2022 cũng không có dấu hiệu khởi sắc khi Công ty ghi nhận doanh thu đạt 622,14 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế lỗ 7,98 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 12,94 tỷ đồng.
Kinh doanh lao dốc, dòng tiền thâm hụt vốn, nên quy mô tài sản của Tổng công ty 36 từ ngày 31/12/2016 đến 30/9/2022 đã giảm 29,4%, còn 4.851 tỷ đồng.
Thêm nữa, Tổng công ty 36 vừa chấp thuận dùng tài sản bảo đảm là 12,54 triệu cổ phiếu G36 thuộc sở hữu của ông Nguyễn Đăng Giáp, Chủ tịch HĐQT để bảo đảm nghĩa vụ vay vốn đang tồn tại hoặc sẽ phát sinh trong tương lai của Tổng công ty với Ngân hàng BIDV. Thời gian bảo đảm là năm 2022 và năm 2023.
Có thể thấy, khó khăn trong kinh doanh, thậm chí lỗ trong 9 tháng đầu năm 2022 là nguyên nhân khiến Tổng công ty khó huy động vốn bên ngoài và phải thực hiện cầm cố cổ phiếu của Chủ tịch để có thể vay được vốn ngân hàng.
Nếu tính theo giá thị trường 3.300 đồng/cổ phiếu (ngày 15/11), thì 12,54 triệu cổ phiếu của ông Nguyễn Đăng Giáp cũng chỉ tương đương 41,38 tỷ đồng - một con số rất nhỏ.
Được biết, Tổng công ty 36 được thành lập từ năm 1996, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thi công xây lắp công trình, đầu tư phát triển bất động sản, dự án BOT. Trong đó, hiệu quả sử dụng tài sản duy trì ở mức thấp trong nhiều năm. Riêng trong năm 2021, Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) là 0,44%, thấp hơn trung bình ngành 5,28% và Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) ghi nhận 2,02%, thấp hơn trung bình ngành là 11,87%.
Về dự án đầu tư, tính tới cuối quý III/2022, Tổng công ty ghi nhận 682,1 tỷ đồng tài sản dở dang. Trong đó, dự án lớn nhất là Khu tái định cư Tây Bắc (TP. Sapa, Lào Cai) với giá trị 262,9 tỷ đồng; Dự án số 6-8 đường Chùa Bộc (Đống Đa, Hà Nội) trị giá 214 tỷ đồng…
Trước đó, trong năm 2021, Tổng công ty 36 trúng 10 gói thầu xây lắp tổng giá trị 2.609,25 tỷ đồng và trúng đấu giá quyền sử dụng đất 4 dự án ở Lào Cai (2 dự án), Nghệ An (1 dự án) và Quảng Ninh (1 dự án) với tổng vốn đầu tư 433,51 tỷ đồng.
Công ty nhà nước chuyển sang nhóm cổ đông liên quan đến ông Nguyễn Đăng Giáp
Trước cổ phần hóa, Tổng công ty 36 là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, sau đó, Tổng công ty lập kế hoạch cổ phần hoá, bán 42,21% vốn điều lệ (18,15 triệu cổ phiếu) cho nhà đầu tư chiến lược; 10% vốn điều lệ (4,3 triệu cổ phiếu) chào bán thông qua đấu giá; còn lại 40% thuộc về cổ đông nhà nước (17,2 triệu cổ phiếu).
Năm 2016, kết thúc đợt cổ phần hóa, vốn điều lệ Tổng công ty 36 tăng lên 430 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông chiến lược là CTCP Xây lắp và Thương mại Trường Lộc, sở hữu 32,9% vốn điều lệ (14,15 triệu cổ phiếu); CTCP Vận tải và Thương mại Anh Quân sở hữu 9,3% vốn điều lệ (4 triệu cổ phiếu). Nhóm hai cổ đông chiến lược mua vào với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Đối với kế hoạch IPO, CTCP Bảo hiểm Bưu Điện đã mua vào 4,25 triệu cổ phiếu, chiếm 9,87% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn. Trong đó, giá IPO trung bình là 15.102 đồng/cổ phiếu.
Theo tìm hiểu, CTCP Xây lắp và Thương mại Trường Lộc được thành lập năm 2003, cổ đông sáng lập là Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty 36; CTCP Vận tải và Thương mại Anh Quân được thành lập năm 2008, với cổ đông sáng lập là ông Nguyễn Đăng Ngọ, em trai ông Nguyễn Đăng Giáp. Như vậy, nhóm hai cổ đông chiến lược đều liên quan tới ông Nguyễn Đăng Giáp.
-
Hé lộ cá nhân mua lượng lớn cổ phiếu Vinasun -
Không phải FPT Shop, chuỗi nhà thuốc Long Châu mới là “át chủ bài” của FRT -
Doanh nghiệp địa ốc vất vả với kế hoạch gọi vốn mới -
Công ty Năm Bảy Bảy tiếp tục gặp khó -
Ở điểm rơi lợi nhuận, Nhà Khang Điền gặp áp lực bán ra cổ phiếu -
Tasco lên kế hoạch chào bán gần 179 triệu cổ phiếu, rót vốn vào công ty con -
Triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường ngay sát Tết, KIDO tính bàn gì?
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up