
-
Quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Maroc
-
Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả
-
TP.HCM nêu nguyên nhân chậm xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai cơ chế, chính sách đặc thù
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Đại học Phenikaa trở thành hình mẫu về tự chủ, đổi mới và quản trị thông minh
-
Làm rõ một số vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025
Trong bối cảnh việc đầu tư lớn về hạ tầng chắc chắn sẽ phải chờ nhiều năm nữa do nguồn lực đất nước có hạn, Đề án Cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020 vừa được trình lại lên Bộ Giao thông - Vận tải, được kỳ vọng là sẽ khắc phục những khiếm khuyết trong tổ chức điều hành, một trong những lực cản khiến đoàn tàu đường sắt Việt Nam chưa thể tăng tốc.
![]() |
Đã đến lúc ngành đường sắt phải đánh giá gốc rễ của vấn đề nếu muốn lột xác. |
Cần phải nói thêm rằng, năm 2013 đường sắt vẫn còn chiếm khoảng 4,1% thị phần vận tải hành khách và 1,8% thị phần vận tải hàng hóa.
Trong những năm qua, đường sắt đã nhiều lần cơ cấu lại bộ máy với nhiều lần tách nhập các đơn vị vận tải, nhưng đều không phát huy hiệu quả.
Năm 2015, Tổng công ty tiến hành chuyển đổi hai đơn vị vận tải chủ lực là Vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn từ hạch toán phụ thuộc thành mô hình Công ty TNHH một thành viên, tiến hành CPH tại hai đơn vị, nhưng do chưa chuẩn bị kỹ, công tác chỉ đạo điều hành còn nhiều lúng túng nên nảy sinh nhiều chuyện vừa “bi” vừa “hài”.
Do cả 2 công ty cổ phần vận tải đều làm cả hàng hoá và hành khách trên nền đường sắt đơn, nên xuất hiện sự cạnh tranh thiếu lành mạnh dù Tổng công ty đều nắm quyền chi phối. Cũng do “đồng phục” về thị trường, ngành nghề, nên muốn doanh thu, lợi nhuận cao thì chỉ có cách “ăn” sang phần doanh nghiệp khác. Hơn thế, trong trường hợp tất cả đều muốn tăng về doanh số và lợi nhuận, thì chỉ còn cách “đổ lên đầu” khách hàng bằng việc tăng giá vé, phí vận chuyển. Bên cạnh đó, tại cùng 1 ga, 1 địa điểm kinh doanh, cả hai đơn vị đều bố trí lao động, thuê trụ sở, kho bãi… nên đã làm tăng chi phí, phân tán nguồn lực, năng suất lao động thấp.
Chính vì vậy, việc Tổng công ty kiến nghị bộ chủ quản cho phép cơ cấu lại hoạt động tổ chức vận tải được cho là điểm nhấn quan trọng nhất tại Đề án này.
Cụ thể, hai công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn và Hà Nội sẽ được hợp nhất thành một Công ty cổ phần Vận tải đường sắt. Đồng thời, Tổng công ty thực hiện việc phân chia, bóc tách về tổ chức, lao động, vốn, tài sản từ công ty hợp nhất này để thành lập công ty chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt là công ty cổ phần có vốn góp không chi phối của doanh nghiệp hợp nhất
Có nhiều ý kiến cho rằng, việc cơ cấu lại doanh nghiệp vận tải đường sắt mà Đề án nêu ra là đúng, nhưng chưa đủ, bởi việc sắp xếp lại sẽ chỉ là phép cộng nếu Tổng công ty không đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái sâu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp vận tải hàng hóa và hành khách. Ngoài việc thu hút nguồn lực để đầu tư đóng mới toa xe, nâng cao chất lượng dịch vụ, điều này còn tạo sự chủ động, độc lập cho các doanh nghiệp trong ngành hoạt động, phát triển.
Bên cạnh đó, với doanh thu năm 2017 vào khoảng 8.100 tỷ đồng, trong khi tổng lao động lên tới 30.000 người, rõ ràng, năng suất lao động bình quân của Tổng công ty hiện rất thấp (khoảng 200 triệu đồng/năm). Chính vì vậy, việc cơ cấu lại Tổng công ty phải rất quyết liệt, theo đó phải tổ chức lại bộ máy, giảm đầu mối, cấp trung gian, vì với bộ máy cồng kềnh như hiện nay, thì có cơ cấu lại cũng không hiệu quả.
Đã đến lúc ngành đường sắt phải đánh giá gốc rễ của vấn đề nếu muốn lột xác. Trên thực tế, rất nhiều người dân vẫn chọn đường sắt vì an toàn, nhưng do chất lượng dịch vụ quá tệ, nên ngành này không thể phát triển mạnh. Vấn đề quan trọng nhất ở đây có lẽ là yếu tố con người, chứ không hẳn là hạ tầng do bộ máy quản lý đường sắt trì trệ quá lâu.
Đường sắt rõ ràng vẫn có cơ hội phát triển, nhưng phải chấp nhận “chịu đau” nếu muốn thay đổi, bứt phá.

-
Quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Maroc
-
Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả
-
TP.HCM nêu nguyên nhân chậm xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai cơ chế, chính sách đặc thù
-
Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Đại học Phenikaa trở thành hình mẫu về tự chủ, đổi mới và quản trị thông minh -
Làm rõ một số vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025 -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật -
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Tỉnh ủy An Giang -
Đã đến lúc tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân -
Hải quan miền Bắc tăng cường kỷ luật trực ban và sẵn sàng ứng phó bão Wipha
-
PVOIL thí điểm bán xăng sinh học E10 RON95
-
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng