
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2%
-
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025
![]() |
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva tham dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc năm 2023 vào ngày 26/3. Ảnh: Reuters |
Khuyến cáo trên được Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đưa ra tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc (CDF) vào ngày 26/3.
Tổng giám đốc IMF cũng tái khẳng định quan điểm rằng năm 2023 sẽ là một năm đầy thách thức khác đối với nền kinh tế thế giới, với tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại dưới 3% do hậu quả của đại dịch Covid-19, chiến sự ở Ukraine và chính sách tiền tệ thắt chặt.
Tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc, bà Georgieva cho biết ngay cả khi có triển vọng tốt hơn cho năm 2024, tăng trưởng toàn cầu sẽ vẫn ở dưới mức trung bình lịch sử là 3,8% và triển vọng chung vẫn kém.
Trước đó, IMF dự đoán mức tăng trưởng toàn cầu năm 2023 là 2,9%, nhưng cơ quan này dự tính công bố dự báo mới vào tháng tới.
Theo Tổng giám đốc IMF, các nhà hoạch định chính sách ở các nền kinh tế phát triển đã phản ứng dứt khoát với rủi ro ổn định tài chính sau sự sụp đổ của một số ngân hàng. Đồng thời, bà Georgieva cho rằng sự cảnh giác như vậy là rất cần thiết.
"Chúng tôi tiếp tục theo dõi chặt chẽ các diễn biến và đánh giá các tác động tiềm ẩn đối với triển vọng kinh tế toàn cầu và sự ổn định tài chính toàn cầu", Tổng giám đốc IMF nói.
Bà Georgieva cũng cảnh báo, sự phân mảnh địa kinh tế có thể chia thế giới thành các khối kinh tế cạnh tranh nhau, dẫn đến "sự chia rẽ nguy hiểm khiến mọi người trở nên nghèo hơn và kém an toàn hơn".
Tổng giám đốc IMF cho rằng, sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc, với mức tăng trưởng GDP dự kiến là 5,2% trong năm 2023, mang lại một số hy vọng cho nền kinh tế thế giới khi Trung Quốc được kỳ vọng đóng góp khoảng 1/3 tăng trưởng toàn cầu trong năm.
Theo ước tính của IMF, cứ mỗi 1 điểm phần trăm tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ kéo theo tăng trưởng 0,3 điểm phần trăm của các nền kinh tế khác ở châu Á.
Tổng giám đốc IMF kêu gọi các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc nỗ lực nâng cao năng suất và tái cân bằng nền kinh tế và hướng tới tăng trưởng dựa trên tiêu dùng bền vững hơn, thông qua những cải cách theo định hướng thị trường để tạo sân chơi bình đẳng giữa khu vực tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.
Những cải cách như vậy có thể giúp GDP thực tế của Trung Quốc tăng thêm 2,5% vào năm 2027 và khoảng 18% vào năm 2037, theo bà Georgieva.
Việc tái cân bằng nền kinh tế cũng sẽ giúp Trung Quốc đạt được các mục tiêu về khí hậu, bởi việc chuyển sang tăng trưởng dựa trên tiêu dùng sẽ kéo giảm nhu cầu năng lượng, giảm khí thải cũng như áp lực an ninh năng lượng. Nhờ đó, có thể cắt giảm 15% lượng khí thải carbon dioxide trong 30 năm tới, đồng thời giúp giảm 4,5% lượng khí thải toàn cầu, theo Tổng giám đốc IMF.

-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại -
Nhật Bản, Trung Quốc dẫn đầu, thị trường M&A toàn cầu nổi sóng nhờ các thương vụ lớn -
Quan chức Pháp: EU - Mỹ có thể đạt thỏa thuận thương mại trước thời hạn -
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada -
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh