-
Nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam sang Phần Lan trong 5 năm tới -
Đà Nẵng trao hơn 20.000 phần quà cho hộ nghèo, cận nghèo đón Tết -
Liên tiếp các địa phương "chốt" môn thi thứ 3 tuyển sinh vào lớp 10 là tiếng Anh -
Doanh nghiệp Thái Bình ủng hộ gần 35.000 suất quà tặng người nghèo dịp Tết Ất tỵ 2025 -
VinFuture khởi động tìm kiếm đề cử xuất sắc cho mùa giải 2025 -
Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
10 năm thực hiện Nghị quyết 29 với nhiều thành tựu nổi bật
Tổng kết năm học 2023-2024, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Nguyễn Kim Sơn cho biết: Cùng với cả nước, ngành Giáo dục quyết tâm thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao. Đây cũng là thời điểm toàn ngành Giáo dục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn của ngành như tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29; triển khai Nghị quyết 686 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, cùng các nhiệm vụ quan trọng khác.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Nguyễn Kim Sơn cho biết năm học 2023-2024 là thời điểm toàn ngành Giáo dục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn của ngành như thực hiện tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29; triển khai Nghị quyết 686 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, cùng các nhiệm vụ quan trọng khác. |
Theo Bộ trưởng, với chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với tinh thần chỉ đạo và định hướng quan trọng của Thủ tướng là “học thật, thi thật, nhân tài thật” và phương châm “nhà trường là nền tảng, thầy cô là động lực, học sinh là trung tâm”; sự phối hợp hiệu quả của các ban, bộ, ngành Trung ương và các cấp uỷ đảng, chính quyền các địa phương; sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân, của phụ huynh học sinh; đặc biệt với sự quyết tâm, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, sự cố gắng, nỗ lực của các em học sinh, sinh viên, toàn ngành Giáo dục đã hoàn thành kế hoạch năm học 2023-2024, trong đó có nhiều kết quả tốt đẹp, rất tích cực, có tác động gia tăng niềm tin, sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội.
“Toàn ngành Giáo dục đã nỗ lực triển khai 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, góp phần đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực Châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.
Quá trình triển khai 12 tháng qua đã đạt được hầu hết mục tiêu, kế hoạch; là một năm gặt hái được nhiều kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực trong toàn ngành”, Bộ trưởng nói.
Năm học 2023-2024, ngành Giáo dục tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Bộ GD&ĐT tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các nghị định, nghị quyết, đề án, kế hoạch về phát triển GD&ĐT. Các Sở GD&ĐT đã tham mưu ban hành các chính sách phát triển GD&ĐT tại địa phương. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang tích cực hoàn thiện Dự án Luật Nhà giáo để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 - Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng báo cáo.
Đánh giá chung năm học 2023-2024 đạt nhiều thành tựu nổi bật. |
Công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và xoá mù chữ tiếp tục được các địa phương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em khuyết tật.
Mạng lưới, quy mô trường, lớp tiếp tục được quan tâm đầu tư. Các địa phương thực hiện rà soát, dồn dịch điểm trường lẻ, sát nhập trường có quy mô nhỏ để tập trung đầu tư, bảo đảm chất lượng giáo dục; chú trọng duy trì, mở rộng số lượng lớp học và bổ sung phòng học kiên cố, bán kiên cố và giảm số phòng học tạm, mượn, đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tạo thuận lợi cho người dân, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh và phù hợp với quy hoạch, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới đã được triển khai đồng bộ với đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 trên phạm vi cả nước. Việc tổ chức biên soạn, thẩm định sách giáo khoa được triển khai theo đúng lộ trình, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Trong đó, việc cố gắng giảm giá thành sách giáo khoa từ năm học 2024-2025 đã khẳng định được vai trò, trách nhiệm của ngành Giáo dục trước thềm năm học mới giúp giảm đi gánh nặng cho xã hội.
Năm học 2023-2024 tiếp tục là một năm thành công của giáo dục phổ thông mũi nhọn, khi các đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế đến thời điểm này đã mang về 10 Huy chương Vàng, 14 Huy chương Bạc, 9 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen. Đáng chú ý là đội tuyển Hóa học đứng thứ 2/89 quốc gia; đội tuyển Sinh học đứng thứ 3/81 quốc gia. Học sinh Việt Nam cũng giành thành tích tốt nhất kể từ khi tham dự tại Hội thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế tổ chức tại Hoa Kỳ.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức thành công đảm bảo nghiêm túc, trung thực, khách quan, an toàn, đúng quy chế, bảo đảm thuận lợi và công bằng cho các đối tượng thí sinh.
Tự chủ giáo dục đại học từng bước đi vào thực chất. Hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tiếp tục được đẩy mạnh. Số lượng các cơ sở giáo dục đại học, chương trình đào tạo được quốc tế công nhận và số lượng bài báo quốc tế của các nhà khoa học trong nước ngày càng tăng. Tiếp tục đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là nguồn nhân lực cho công nghiệp chip bán dẫn tại Việt Nam.
Bổ sung 27.826 biên chế cho năm học 2023-2024
Nhằm khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên, Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ bổ sung 27.826 biên chế cho năm học 2023-2024. Trên cơ sở đó, các địa phương đã tổ chức tuyển dụng được 19.474 giáo viên.
Đến nay, đội ngũ giáo viên đã được phát triển về số lượng, khắc phục dần những bất cập về cơ cấu. Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên tương ứng cho từng nhóm đối tượng; triển khai lộ trình đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ bổ sung 27.826 biên chế cho năm học 2023-2024. Trên cơ sở đó, các địa phương đã tổ chức tuyển dụng được 19.474 giáo viên. |
Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và trong hoạt động dạy và học. Đến nay, đã hoàn thành việc xây dựng 100% các cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục từ mầm non, phổ thông, kết nối cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và bảo hiểm.
Năm học 2023-2024 còn ghi dấu ấn về những sự kiện thể thao học đường lớn mang tầm quốc gia, quốc tế được tổ chức thành công.
Còn tồn tại một số điểm nghẽn, cần tháo gỡ
Bên cạnh những kết quả đạt được việc triển khai thực hiện kế hoạch năm học 2023-2024 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo còn hạn chế; thiếu giáo viên; phân bổ mạng lưới các cơ sở giáo dục chưa hợp lý; chất lượng giáo dục đại học chưa đáp ứng yêu cầu nhân lực cho các ngành kinh tế mới, công nghệ cao…
Năm học 2023-2024 quy mô giáo dục Hà Nội tiếp tục tăng thêm 39 cơ sở giáo dục, nâng tổng số lên 2913 trường với hơn 2,3 triệu học sinh. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết: Thành phố luôn dành nguồn lực đều đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Trong đó, ưu tiên phát triển, triển khai các mô hình trường học hiện đại tiên tiến, thu hẹp khoảng cách giữa các trường nội thành và ngoại thành, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, bà Nguyễn Thị Doan lưu ý ngành Giáo dục về chất lượng đội ngũ giáo viên hiện nay. |
Nêu thực trạng thiếu giáo viên trên địa bàn, bà Vũ Thu Hà kiến nghị Chính phủ, chỉ đạo Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT có những định mức, quy định về biên chế giáo viên phù hợp với các địa phương đặc thù, có số lượng, quy mô giáo dục, đào tạo lớn do đó nhu cầu tuyển dụng, sử dụng giáo viên cao như TP. Hà Nội.
Nhấn mạnh vai trò công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, Hiệu trường Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Đức Sơn cho biết: Công tác đào tạo giáo viên hiện nay tại các trường đại học sư phạm luôn bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt là những quy định về chuẩn đầu ra. Bên cạnh đó, các chương trình bồi dưỡng giáo viên như dạy học đơn môn, dạy học tích hợp trong các nhà trường cũng được các trường đại học sư phạm chú trọng, triển khai.
“Trong thời gian tới, mong rằng các địa phương sẽ phối hợp sâu sát hơn với các trường đại học sư phạm, quan tâm tới công tác bồi dưỡng giáo viên. Đó là quá trình tích lũy, lâu dài, tạo sự thích ứng đối với sự đổi mới trong đội ngũ giáo viên” ông Nguyễn Đức Sơn nói.
Khẳng định năm học 2023-2024 là năm học bứt phá về giáo dục và đào tạo, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn đều được nâng lên, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan cũng lưu ý ngành Giáo dục về chất lượng đội ngũ giáo viên hiện nay. Theo bà Nguyễn Thị Doan, giáo dục đang hướng đến phát huy phẩm chất, năng lực, tính sáng tạo người học. Vì vậy, giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt đặc điểm đối tượng của thế hệ học sinh, sinh viên. Đó là cơ hội nhưng cũng là thách thức, điểm nghẽn cần tháo gỡ, giáo viên buộc phải khai phóng.
-
VinFuture khởi động tìm kiếm đề cử xuất sắc cho mùa giải 2025 -
Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang -
Thêm Trường đại học trở thành Đại học: Không chỉ là thay đổi cái tên -
Nụ cười giản dị của người phụ nữ “gánh cả bầu trời” -
Trường ĐH Y Hà Nội dự kiến mở 2 ngành mới trong năm 2025 -
Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch và ẩm thực xứ Dừa diễn ra từ 14 - 19/1/2025 -
Đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam