
-
Hàn Quốc đề xuất ngân sách bổ sung 8,5 tỷ USD nhằm bình ổn giá, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt
-
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
![]() |
Nhân viên Amazon tại khu vực kho Staten Island đình công khi khu vực này đóng cửa vào ngày 30/3/2020. Ảnh: AFP |
Tổng thống Trump chưa ký ban hành luật viện trợ thời Covid-19 và chi tiêu chính phủ với tổng giá trị 2.300 tỷ USD vì ông cho rằng khoản hỗ trợ người Mỹ hàng ngày trong dự luật là không đủ.
Tổng thống Trump đã khiến các thành viên đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ bất ngờ khi tuần này ông tỏ ra không hài lòng với dự luật về gói hỗ trợ quy mô lớn như vậy, trong đó dành 892 tỷ USD hỗ trợ dịch bệnh, bao gồm khoản chi gia hạn cho chương trình trợ cấp thất nghiệp đặc biệt hết hạn vào ngày 26/12 và 1.400 tỷ USD cho chi tiêu thường xuyên của chính phủ.
Theo dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ, nếu luật hỗ trợ trên không được ông Trump phê chuẩn, khoảng 14 triệu người Mỹ có thể không được hưởng trợ cấp thất nghiệp bổ sung. Chính phủ Mỹ sẽ phải đóng cửa một phần từ ngày 29/12, trừ khi Quốc hội phê chuẩn một dự luật viện trợ chi tiêu của chính phủ trước thời điểm đó.
Sau nhiều tháng tranh cãi, các thành viên Cộng hòa và đảng Dân chủ đã đồng thuận về gói hỗ trợ tài khóa vào cuối tuần trước, với sự ủng hộ của Nhà Trắng. Ông Trump, người được cho rằng sẽ chuyển giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử Joe Biden vào ngày 20/1/2021, đã không phản đối các điều khoản trong gói kích thích tài khóa trước khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua dự luật hồi đầu tuần.
Sau khi Quốc hội Mỹ phê chuẩn dự luật trên, ông Trump đã phàn nàn rằng dự luật này chi quá nhiều tiền cho các lợi ích đặc biệt, các dự án văn hóa và viện trợ nước ngoài, trong khi khoản chi một lần 600 USD cho hàng triệu người Mỹ đang gặp khó khăn là quá nhỏ. Vì lẽ đó, ông Trump đề nghị nâng mức hỗ trợ lên 2.000 USD.
"Tại sao các chính trị gia không chấp thuận khoản trợ cấp 2.000 USD/người, thay vì chỉ 600 USD?... Hãy cấp tiền cho người dân chúng ta", Tổng thống Trump đăng tải dòng tweet này vào dịp Giáng sinh - thời điểm ông dành phần lớn thời gian để chơi golf tại khu nghỉ dưỡng riêng Mar-a-Lago ở Palm Beach, bang Florida.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng đồng tình rằng khoản viện trợ 600 USD/người trong dự luật vừa được Quốc hội Mỹ thông qua là quá ít, nhưng dù sao khoản hỗ trợ này vẫn cấp thiết và được hoan nghênh.
Một nguồn thạo tin cho biết việc Tổng thống Trump phản đối dự luật trên đã khiến nhiều quan chức Nhà Trắng sững sờ. Thái độ của Tổng thống Trump đối với dự luật vẫn chưa rõ ràng. Dù ông đã không phủ quyết dự luật, nhưng vẫn có khả năng ký ban hành luật trong những ngày tới.

-
Giữa sóng gió thuế quan, giới đầu tư tìm "ngách" mới cho các thương vụ M&A
-
Trung Quốc dừng nhập LNG Mỹ, tăng cường nhập khẩu từ Nga
-
Chính quyền Mỹ khởi động kế hoạch mở rộng khai thác dầu khí ngoài khơi
-
Hàn Quốc đề xuất ngân sách bổ sung 8,5 tỷ USD nhằm bình ổn giá, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt
-
Lạm phát tại Italy tăng cao do giá năng lượng leo thang -
Ukraine sẽ hoàn tất đàm phán, ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ vào tuần tới -
Netflix báo lãi gần 3 tỷ USD, khởi đầu thuận lợi cho năm 2025 -
Tổng thống Trump báo hiệu thuế quan trả đũa Trung Quốc có thể sắp kết thúc -
ECB hạ lãi suất lần thứ bảy liên tiếp -
Microsoft lên kế hoạch cắt giảm nhân sự, tinh gọn bộ máy -
OECD quan ngại trước làn sóng cắt giảm viện trợ nước ngoài
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura
-
Tiên phong ứng dụng công nghệ mới, Meey Group tiếp tục chinh phục giải Sao Khuê 2025
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025