Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Top 10 Sao Vàng đất Việt 2021: Vinaconex vững thế chân kiềng
Thủy Anh - 31/03/2022 18:28
 
Sau hơn 3 năm vận hành theo cơ cấu sở hữu mới, Vinaconex đã chứng minh tính hiệu quả của chiến lược phát triển hệ sinh thái xoay quanh 3 trục chính là xây dựng - đầu tư bất động sản - đầu tư tài chính.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Kết quả kinh doanh khả quan

Năm 2021, vượt qua nhiều thách thức từ đại dịch Covid-19, Vinaconex đã đạt kết quả sản xuất, kinh doanh khá tích cực. Theo đó, Tổng công ty đạt 5.743 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận trước thuế đạt 726 tỷ đồng.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp xây lắp, bất động sản chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch, lợi nhuận mà Vinaconex đạt được cho thấy nỗ lực không nhỏ của doanh nghiệp. Đặc biệt, báo cáo tài chính của Vinaconex cho thấy, doanh nghiệp tiếp tục tạo lập được nền tảng tài chính vững vàng cho giai đoạn phát triển mới.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp xây lắp, bất động sản chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch, lợi nhuận mà Vinaconex đạt được cho thấy nỗ lực không nhỏ của doanh nghiệp. 

Cụ thể, vào ngày 31/12/2021, tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn của doanh nghiệp lên tới 6.684 tỷ đồng, tăng 88% so với đầu năm. Sau 1 năm tích cực đầu tư, mở rộng quỹ đất, tính đến cuối năm, tổng tài sản của Vinaconex đã đạt 31.194 tỷ đồng, tăng 59% so với đầu kỳ.

Ba trục chính của Vinaconex là xây dựng - đầu tư bất động sản - đầu tư tài chính tạo thành thế chân kiềng, giúp các doanh nghiệp thành viên hoạt động chuyên nghiệp theo lĩnh vực cốt lõi, phát huy sở trường, hạn chế sở đoản và bổ trợ lẫn nhau.

Cơ hội từ kích thích đầu tư công

Hai lĩnh vực chính của Vinaconex là xây dựng và đầu tư bất động sản thời gian qua đã có chuyển biến lớn.

Trong lĩnh vực xây dựng, Vinaconex tái khẳng định vị thế tổng thầu hàng đầu khi cùng liên danh đảm nhận một trong những gói thầu xây lắp quy mô lớn đầu tiên của Dự án thành phần 3, thuộc Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, giai đoạn I vào đầu năm 2022. Trước đó, doanh nghiệp này liên tiếp trúng thầu và khởi công các gói thầu lớn thuộc Dự án Đầu tư xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017 - 2020, với tổng giá trị hàng chục ngàn tỷ đồng.

Ở Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn II - một trong những dự án trọng điểm của TP. Hà Nội, Vinaconex cũng đảm nhận thi công 2 gói thầu của dự án, trong đó có hạng mục xây dựng cầu chính vượt dòng chủ.

Đây đều là những dự án trọng điểm quốc gia, mà số doanh nghiệp xây lắp có đủ năng lực thi công và tiềm lực tài chính để đảm nhận chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây cũng là thời điểm được đánh giá là cơ hội chưa từng có đối với những doanh nghiệp xây lắp hạ tầng giao thông như Vinaconex, trong bối cảnh 1/3 ngân sách của Chương trình hồi phục phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội, tương đương gần 114 000 tỷ đồng sẽ chi cho phát triển hạ tầng.

Ngoài việc được hưởng lợi từ các dự án đầu tư công, năm 2021, Vinaconex cũng đã hoàn thành và bàn giao các hạng mục cho chủ đầu tư nước ngoài, tiêu biểu như Dự án Mikazuki Spa& Hotel Resort, Đà Nẵng; Dự án Hóa dầu Long Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu, những dự án đòi hỏi vô vùng khắt khe về kỹ - mỹ thuật. 

Bên cạnh vai trò nhà thầu xây dựng, Vinaconex đã tiến thêm bước mới khi trở thành chủ đầu tư dự án hạ tầng. Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh, một trong chuỗi 4 dự án động lực tăng trưởng dài hạn của Quảng Ninh đã được khởi công trong năm 2021. Vinaconex góp 40% vốn đầu tư giai đoạn I, đồng thời cũng là tổng thầu dự án trọng điểm này.

Tầm nhìn phát triển dự án bất động sản

Chỉ bán sản phẩm đã hình thành, không huy động vốn sớm, khát vọng đầu tư và xây dựng các thành phố kiểu mẫu như thành phố điện ảnh Cannes của Pháp, hay thành phố nghỉ dưỡng Địa Trung Hải như Venice, đó là tầm nhìn khác biệt của Vinaconex trong chiến lược phát triển các dự án bất động sản quy mô lớn như dự án Cát Bà - Amatina (Hải Phòng). Cộng với lợi thế là tổng thầu xây lắp, Vinaconex không giấu tham vọng sẽ trở thành một trong những nhà phát triển bất động sản hàng đầu trong thời gian tới.

Cát Bà - Amatina là một trong những dự án trọng điểm của Vinaconex, đã được tái khởi động và đang tăng tốc triển khai. Dự án này có quy mô 172 ha, tổng mức đầu tư khoảng gần 11.000 tỷ đồng. Với ý tưởng quy hoạch độc đáo, Dự án đã giành giải thưởng đặc biệt tại Giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ II, đánh dấu sự khởi đầu cho chuỗi các dự án bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp mang thương hiệu Vinaconex trong tương lai.

Một dự án tiêu biểu khác là Tổ hợp văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp Green Diamond (93 - Láng Hạ, Hà Nội) đang hoàn thiện và chuẩn bị mở bán, hứa hẹn đem lại không gian sống tiện nghi, đẳng cấp cho cư dân.

Ngoài ra, Vinaconex cũng đang đẩy nhanh tiến độ thi công hàng loạt dự án bất động sản, song song với đẩy mạnh tìm kiếm, phát triển dự án mới. Hiện sở hữu quỹ đất lên tới gần 2.000 ha tại nhiều tỉnh, thành phố lớn trên cả nước, mục tiêu phát triển quỹ đất dự án trên 5.000 ha vào năm 2025.

Lĩnh vực đầu tư tài chính cũng hoạt động hiệu quả khi đem lại khoản lợi nhuận cao cho Vinaconex trong một số ngành như năng lượng, nước sạch, giáo dục. Đây chính là chân kiềng thứ 3, bổ sung nguồn lực cho xây dựng và bất động sản.

Vinaconex bán nốt hơn 3 triệu cổ phiếu quỹ từ giữa tháng 11
Sau khi phân phối hơn 36,2 triệu cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu hồi cuối tháng 8/2021, Vinaconex sẽ bán hơn 3 triệu cổ phiếu quỹ còn lại từ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư