-
Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI -
Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025 -
Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi” -
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư -
Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn -
GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) đã bước sang năm thứ 13 trên chặng đường tìm kiếm, ghi nhận và tôn vinh những thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt trong kinh doanh, dựa trên tiêu chí chính là tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu. Bên cạnh đó, các tiêu chí như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế và uy tín doanh nghiệp trên truyền thông… cũng được sử dụng như yếu tố bổ trợ để xác định quy mô cũng như vị thế của doanh nghiệp trong ngành hoạt động.
Nguồn: Bảng xếp hạng FAST500, thực hiện bởi Vietnam Report - Tháng 3/2023 |
Thông tin chi tiết về danh sách và thứ hạng của các doanh nghiệp được đăng tải trên website: www.fast500.vn.
Cũng trong khuôn khổ công bố Bảng xếp hạng FAST500 năm 2023, Vietnam Report tiến hành khảo sát các doanh nghiệp nhằm phác họa bức tranh tăng trưởng toàn cảnh của doanh nghiệp Việt Nam, những yếu tố quan trọng nhất đóng góp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong năm qua và những định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Góc nhìn từ FAST500: Doanh nghiệp kiên cường vươn lên giữa biến động
CAGR trung bình của Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam giai đoạn 2018-2021 đạt 24,6%, trong đó, khu vực Tư nhân đạt 25,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 22,2% và khu vực Nhà nước đạt 17,7%. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu kép của các doanh nghiệp FAST500 đã được cải thiện so với giai đoạn 2017-2020, tuy nhiên vẫn thấp hơn đáng kể so với các giai đoạn trước đó. Đáng chú ý, năm nay, khu vực tư nhân vươn lên dẫn đầu về CAGR và có mức tăng so với giai đoạn trước lớn nhất (+2,3%), phản ánh khả năng phục hồi và sức bật mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân – động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam.
Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, 81,3% số doanh nghiệp cho biết vẫn giữ vững được đà tăng trưởng doanh thu trong năm 2022. Khoảng 70,0% số doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng lên so với năm trước, đặc biệt, hơn một nửa trong số đó đạt mức tăng trưởng lợi nhuận cao trên 75%. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng lên của doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn 2021-2022 đều thấp hơn so với giai đoạn 2020-2021. Kết quả khảo sát còn cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận ổn định trong giai đoạn 2021-2022 cao hơn so với giai đoạn 2020-2021. So với kế hoạch đề ra, tỷ lệ doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận trong năm 2022 vượt kế hoạch đều thấp hơn so với năm 2021 trong khi tỷ lệ doanh nghiệp chưa đạt kế hoạch lại cao hơn.
Khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp ghi nhận số lượng đơn hàng tăng lên trong năm vừa qua chỉ đạt 69,6%, sụt giảm đáng kể so với một năm trước đó (82,1%), tương đương giảm 17,6%. Ở chiều ngược lại, tỷ lệ doanh nghiệp giảm số lượng đơn hàng cũng cao hơn nhiều so với một năm trước đó (21,7% so với 7,1%). Đáng lưu ý, mặc dù số lượng đơn hàng giảm sút nhưng tỷ lệ cắt giảm nhân sự giai đoạn 2021-2022 lại thấp hơn so với tỷ lệ này ở giai đoạn 2020-2021. Điều này càng làm nổi bật những nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp FAST500 trong việc vượt qua thách thức, đảm bảo việc làm cho người lao động.
Chiến lược của doanh nghiệp trong năm 2023: Tập trung củng cố nguồn lực, tái thiết để tăng trưởng
Các doanh nghiệp FAST500 ưu tiên 5 chiến lược chủ đạo để vượt qua thách thức trong thời gian này, đó là: Tăng cường đào tạo và cải thiện chất lượng nhân sự (78,1%); Tăng cường hệ thống quản trị rủi ro (59,4%); Phát triển các dòng sản phẩm và dịch vụ mới (50,0%); Ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh (43,8%) và Tái cấu trúc doanh nghiệp (43,8%).
Top 5 ưu tiên về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2022 và năm 2023. Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp FAST500, thực hiện bởi Vietnam Report – Tháng 2/2022 và Tháng 2/2023 |
Đáng chú ý, tái cấu trúc doanh nghiệp đã vươn lên lọt top 5 chiến lược của doanh nghiệp trong năm nay. Phân bổ lại nguồn lực, thu hẹp hoạt động nếu không mang lại hiệu quả cao, đồng thời mở rộng những lĩnh vực kinh doanh tiềm năng có thể giúp các doanh nghiệp hợp lý hóa hoạt động và loại bỏ hạng mục dư thừa, qua đó tiết kiệm chi phí, giảm nợ vay, cải thiện dòng tiền và tăng khả năng sinh lời; đồng thời, giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi của thị trường và nền kinh tế. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tái cấu trúc có thể là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải lập kế hoạch và thực hiện cẩn thận để thành công.
-
Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn -
GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững -
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện -
1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số -
La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền -
Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3) -
Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/1 -
2 Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024 -
3 Vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% -
4 Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á
- Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững