-
Mỗi ngày người Việt Nam mua hơn 7.270 xe máy -
Hyundai bán 67.168 xe trong năm 2024 tại Việt Nam -
THACO AUTO đứng số 1 toàn cầu về chỉ số hài lòng của khách hàng mua xe KIA -
Ngành ô tô háo hức đón giai đoạn mới -
Thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ô tô trong quá trình chuyển đổi xanh - trăn trở về chính sách -
Ưu đãi 100% thuế trước bạ: Đừng bỏ lỡ cơ hội sở hữu xe Toyota đón Tết
“Phải lòng Việt Nam”
Hơn 25 năm đã trôi qua, nhưng ông Kenji Ueno, Giám đốc dự án Việt Nam giai đoạn 1991 - 1995 vẫn không quên những câu chuyện đã khiến Tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản (TMC) quyết định chọn Việt Nam là điểm dừng chân. “Năm 1991, ngay trong nội bộ TMC vẫn chưa có nhiều người quan tâm tới thị trường Việt Nam, nhưng đến năm 1995 thì câu chuyện Việt Nam được đề cập rất sôi nổi. Việt Nam, là một trong ba nước cuối cùng của thị trường châu Á mà chúng tôi chưa tham gia là Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ”, ông Ueno nói và nhớ lại những lo lắng mà TMC phải tính tới khi quyết định dừng chân tại Việt Nam ở thời điểm Mỹ chưa bỏ cấm vận với Việt Nam.
Cũng ở thời điểm đó, chính sách đổi mới của Việt Nam vẫn chưa đề cập gì nhiều đến ngành công nghiệp ô tô. Thậm chí, không có dữ liệu thống kê nào liên quan tới quy mô thị trường hoặc số lượng xe đang lưu hành. “Chỉ có duy nhất một thông tin để bám vào, đó là số lượng xe xuất khẩu từ Nhật Bản sang Việt Nam, theo như trí nhớ của tôi lúc bấy giờ thì chỉ chừng 1.000 xe. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định phải tự đi điều tra thị trường”, ông Ueno kể.
TMV là một trong những liên doanh ô tô có mặt đầu tiên tại Việt Nam |
Những chuyến đi, những cuộc gặp đã giúp các chuyên gia của TMC nhận ra cơ hội tại thị trường đang háo hức đổi mới này. “Phải lòng Việt Nam” là câu chia sẻ được rất nhiều chuyên gia TMC nhắc tới khi nói về quãng thời gian làm việc tại Việt Nam, trong dịp Toyota Việt Nam tròn 20 tuổi.
Có công mài sắt…
Ba giấy phép đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ô tô tại Việt Nam đã được trao cho các tên tuổi lớn trên thế giới là Ford, Chrysler và Toyota trong tháng 9/1995, là một dấu mốc lịch sử của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Dẫu vậy, Toyota là hãng có sự phát triển nhanh nhất và đóng góp nhiều cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Ông Takashi Hasegawa, Tổng giám đốc đầu tiên của Toyota Việt Nam (TMV) nhớ lại, khi đó, Chính phủ và các cơ quan hữu trách rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô cho Việt Nam, còn ông chỉ lo sao TMV có thể tồn tại.
Trước đó, khi nghiên cứu, Toyota đưa ra quy mô thị trường là 30.000 chiếc/năm và đặt ra mục tiêu chiếm được 30% thị phần, tức là khoảng 10.000 chiếc/năm. Nhưng khi bắt đầu xây dựng nhà máy, còn có hơn 10 nhà sản xuất ô tô khác với trên 20 nhãn hiệu xe hiện diện. Thậm chí, con số 30.000 xe trên là bao gồm cả xe cũ. Với quy mô thị trường bé, lại chia năm, xẻ bảy, vấn đề đẩy mạnh nội địa hoá đã làm đau đầu cả nhà sản xuất lẫn cơ quan quản lý nhà nước.
“Trong nhiệm kỳ 3 năm của tôi, đã có một số nhà sản xuất phụ tùng ô tô là đối tác của Toyota sang tham quan và thăm dò thị trường. Thế nhưng, tất cả đều cho là rất khó đầu tư bởi thị trường quá nhỏ, trong khi để vận hành một nhà máy sản xuất phụ tùng, linh kiện lại đòi hỏi rất nhiều kinh phí”, ông Hasegawa nhớ lại.
Năm 1997, tổng lượng tiêu thụ của cả thị trường ô tô Việt Nam đạt 6.000 chiếc, với sự góp mặt của cả 11 doanh nghiệp ô tô. Dù TMV dẫn đầu, với thị phần 22%, thì lượng xe sản xuất trong năm cũng chỉ là 1.200 chiếc, tức 100 xe/tháng, một sản lượng quá ít ỏi, không thể đủ để nhà sản xuất phụ tùng, linh kiện nào buồn để tâm. Dẫu vậy, bước sang năm 1999, dòng xe Zace của TMV có doanh số bán khá cao, khiến niềm tin về khả năng phát triển của thị trường Việt Nam cũng tăng lên. Khi đó, năng lực sản xuất, lắp ráp của TMV chỉ khoảng 5.000 chiếc/năm, nhưng nhờ sự khéo léo, nhanh nhạy và nghiêm túc tuân thủ tiêu chuẩn trong sản xuất của công nhân Việt Nam đã nhanh chóng tăng lên 30% - nghĩa là tăng thành 6.500 chiếc/năm.
Tiến trình nội địa hoá của TMV vào năm 2001 cũng có đột phá mới với kế hoạch đầu tư xưởng dập thân vỏ xe vào nhà máy tại Việt Nam. “Thông thường, nếu sản lượng ô tô không từ vài chục ngàn chiếc/năm trở lên thì không thể đầu tư xưởng dập được. Mà TMV lúc đó sản lượng chỉ có vài ngàn chiếc/năm thôi, một quy mô nhỏ như thế thì làm sao có thể đầu tư xưởng dập được chứ? Tuy nhiên, nếu có xưởng dập vỏ xe thì tỷ lệ nội địa hoá của TMV sẽ được cải thiện rất lớn”, ông Mutsuhiko Ono, Tổng giám đốc giai đoạn 2000-2002 của TMV khi đó nói và cho biết rằng, tin vui vẫn chưa hết khi Denso – tập đoàn nổi tiếng nhất Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô có ý định sang Việt Nam thăm dò thị trường. Nhưng không phải đi thương lượng hay đàm phán, có thể nói ông Ono đã tới nài nỉ Tập đoàn Denso hãy đầu tư vào Việt Nam.
Cũng thời điểm đó, dự án xe đa dụng (IMV) đang được triển khai, với mục tiêu sản xuất ra những sản phẩm toàn cầu trên toàn hệ thống Toyota, tận dụng triệt để các nguồn lực cũng như phụ tùng, linh kiện cung cấp từ rất nhiều nơi. Nhờ đó, Toyota đã có cơ hội thúc đẩy việc Denso vào Việt Nam với đề nghị “những phụ tùng Denso sản xuất tại Việt Nam sẽ được TMV hỗ trợ xuất khẩu”. Cái gật đầu của Denso cũng giúp Dự án thành lập Trung tâm xuất khẩu phụ tùng ô tô Toyota tại Việt Nam ra đời.
... Có ngày nên kim
“Đầu tư xưởng dập cho TMV, thu hút Denso vào Việt Nam, cũng như dự án Trung tâm xuất khẩu phụ tùng ô tô được Toyota kết hợp lại thành một dự án tổng thể, để không chỉ giúp TMV, mà còn giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển”, ông Ono khẳng định.
Từ thành công trong việc “lôi kéo” Denso vào Việt Nam, Toyota quyết định tiếp tục mời thêm nhiều nhà sản xuất phụ tùng, linh kiện khác vào Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Một hội thảo về Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ô tô đã được mở ra với sự tham gia của 100 doanh nghiệp làm phụ tùng, linh kiện của Nhật Bản. Dẫu vậy, tới cuối năm 2002, tổng sản lượng tiêu thụ ô tô của cả thị trường Việt Nam mới đạt 27.000 xe - tính chung cho cả 11 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Dù so với năm 1997, sản lượng xe này đã tăng gấp 5 lần, nhưng vẫn rất thấp, nên tất cả 11 doanh nghiệp đều chật vật trong việc tăng tỷ lệ nội địa hóa, vì chẳng có mấy nhà sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô muốn vào Việt Nam đầu tư.
Các chuyên gia của Toyota nhớ lại, trong 27.000 xe được tiêu thụ năm 2002, thì Toyota chỉ có 7.000 xe, mà lại có đến 5 dòng xe. Nghĩa là, nếu tính trung bình thì mỗi dòng xe chỉ bán được hơn 1.000 chiếc/năm. Trong khi đó, 5 dòng xe cần 5 mẫu khuôn khác nhau để dập ra lượng vỏ xe vô cùng ít ỏi. Tuy vậy, TMC vẫn quyết tâm đưa xưởng dập thân vỏ xe vào hoạt động để gia tăng tỉ lệ nội địa hoá trong sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Để số lượng vỏ xe được dập không quá ít, TMV quyết định chỉ dập vỏ cho 2 dòng xe bán chạy nhất ở thời điểm đó là dòng Corolla và dòng Vios.
Bên cạnh đó, TMV còn nỗ lực tự tiến hành nội địa hóa một số linh kiện, phụ tùng tại ngay trong nhà máy, tập trung vào những công đoạn có tỷ lệ nội địa hoá cao như dập thân vỏ xe, hàn, sơn. Cho đến nay, TMV vẫn đang là nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô có tỷ lệ nội địa hoá cao nhất tại Việt Nam.
Không chỉ tập trung vào sản xuất, lắp ráp phục vụ nhu cầu nội địa, tháng 7/2004, việc TMV khai trương Trung tâm xuất khẩu phụ tùng Toyota đã mở ra một thời kỳ mới cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, thời kỳ TMV tham gia hệ thống sản xuất toàn cầu của Toyota. Đến nay, kim ngạch xuất khẩu đã đạt xấp xỉ 330 triệu USD, nghĩa là trung bình 29 triệu USD/năm. Với giá trị xuất khẩu tăng dần theo từng năm, hiện các sản phẩm xuất khẩu của TMV chủ yếu bao gồm: bàn đạp chân ga, van điều hòa khí xả và ăng ten đã có mặt tại 13 nước trên thế giới.
Cùng với thời gian, với sự yêu mến và tin dùng của khách hàng, sản lượng tiêu thụ xe của TMV đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2007, doanh số bán của TMV đạt xấp xỉ 20.000 xe, năm 2008 tăng lên gần 25.000 xe. Trong năm 2011, chiếc xe thứ 200.000 đã xuất xưởng và tới tháng 3/2015, chiếc xe thứ 300.000 đã rời khỏi dây chuyền nhà máy TMV.
Cùng với sự tăng trưởng về sản xuất và bán hàng, nhằm tiếp tục gia tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm, TMV đưa dây chuyền khung gầm xe đầu tiên đi vào hoạt động vào tháng 8/2008 với công suất 21.000 chiếc/năm, góp phần đưa 5 mẫu xe sản xuất tại TMV đều đạt tỷ lệ nội địa hóa trong khoảng từ 19 đến 37%, theo phương pháp xác định giá trị của ASEAN.
Riêng năm 2015, TMV đã nội địa hóa thành công 6 sản phẩm, bao gồm: móc kéo, bộ dụng cụ và ăng-ten cho xe Vios, thép tấm sàn xe Corolla, dầu và vòng đệm hộp số, nâng tổng số linh kiện nội địa hóa của TMV cho tất cả các dòng xe lên tới gần 280 sản phẩm. Đến nay, TMV có tất cả 18 nhà cung cấp phụ tùng, trong đó có nhiều nhà cung cấp của Tập đoàn Toyota Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam như Toyota Boshoku, Toyoda Goise…
-
BMW ra mắt kiểu vô-lăng mới với thiết kế đột phá -
VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green dành riêng cho taxi -
Trước 31/3/2025, trình Thủ tướng quy định áp dụng mức khí thải của phương tiện đang lưu hành -
THACO AUTO đứng số 1 toàn cầu về chỉ số hài lòng của khách hàng mua xe KIA -
Hãng ô tô Trung Quốc đầu tiên đạt mốc 30 triệu xe xuất xưởng -
Ford F-Series: 43 năm vững vàng ngôi vua doanh số tại Mỹ -
BYD ghi dấu ấn với doanh số kỷ lục trong năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả