
-
Thành lập Ban Quản lý Khu công nghiệp các tỉnh Phú Thọ, Đồng Nai
-
Cầu Nhơn Trạch nối TP.HCM với Đồng Nai khai thác từ ngày 19/8
-
Thủ tướng Chính phủ nêu thời hạn với "3 nhiệm vụ lớn"
-
Lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho nhà đầu tư Hoa Kỳ
Sau hợp nhất, thành phố Hải Phòng (mới) được kỳ vọng trở thành một cực tăng trưởng mới, phát huy vai trò động lực vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Do đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm thành phố xác định và tập trung cao thực hiện là hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, tăng tốc thu hút đầu tư và tạo đà cho giai đoạn tiếp theo.
Tổ hợp khu công nghiệp DEEP C (thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải) trở thành một thương hiệu uy tín của các khu công nghiệp tại miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Quốc Huy. |
Theo thống kê, sau khi sáp nhập, tổng diện tích tự nhiên của TP. Hải Phòng (mới) sẽ vượt 3.194 km², dân số đạt khoảng 4,5 triệu người.
Với không gian phát triển mới rộng mở, TP. Hải Phòng có nền tảng, điều kiện phát huy tốt hơn nữa tiềm năng, lợi thế để xứng với vai trò động lực phát triển của vùng và cả nước.
Không chỉ là cửa ngõ ra biển của miền Bắc, TP. Hải Phòng còn củng cố vị trí địa chính trị, kinh tế quan trọng trong các hành lang kinh tế nội vùng, liên vùng, quốc tế như: Hành lang kinh tế Bắc- Nam; hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam); hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam); Hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Hưng Yên - Ninh Bình...
TP. Hải Phòng sở hữu hệ thống cảng biển hiện đại, đặc biệt là cảng Lạch Huyện - cảng nước sâu đầu tiên ở miền Bắc, cùng với sân bay quốc tế Cát Bi và mạng lưới giao thông kết nối thuận tiện với các tỉnh, thành phố trong khu vực. Thành phố cũng có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế đã được quy hoạch và phát triển đồng bộ, thu hút nhiều tập đoàn đa quốc gia đầu tư.
![]() |
Khu công nghiệp Nam Đình Vũ thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, TP. Hải Phòng, |
Trong khi đó, với vị trí địa lý thuận lợi nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng, quỹ đất công nghiệp lớn, nguồn nhân lực dồi dào và chi phí cạnh tranh, tỉnh Hải Dương (cũ) đã, đang và sẽ trở thành “vệ tinh chiến lược” hấp dẫn với nhiều tập đoàn công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao.
Với những lợi thế trên, vị trí trung tâm của các hành lang kinh tế sẽ tiếp tục được phát huy mạnh mẽ khi Hải Phòng (cũ) và Hải Dương (cũ) trước đây đều là những trung tâm sản xuất công nghiệp lớn của phía Bắc, cùng xác định công nghiệp công nghệ cao là trụ cột chính của nền kinh tế.
Sau hợp nhất, Hải Phòng (mới) hiện có 26 khu công nghiệp đang hoạt động, thu hút khoảng 1.600 dự án đầu tư nước ngoài.
![]() |
Toàn cảnh khu công nghiệp Tràng Duệ. Ảnh: Lê Hiệp. |
Theo quy hoạch khu công nghiệp đến năm 2030, Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất có 46 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 12.000 ha. Hải Phòng với hệ thống cảng biển, sân bay và các khu công nghiệp, khu kinh tế hiện đại sẽ là cửa ngõ xuất nhập khẩu hàng hóa, trong khi Hải Dương với quỹ đất lớn và nguồn lao động dồi dào sẽ là nơi phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế mới.
Với các khu công nghiệp lớn trải dài cùng hệ thống cảng biển của Hải Phòng sẽ tạo thành một chuỗi giá trị gia tăng đồng bộ, có khả năng thu hút mạnh mẽ dòng vốn FDI từ các quốc gia phát triển đến với TP. Hải Phòng (mới), đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo, công nghệ cao, logistics và chế biến.
Đồng thời, việc phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế liên vùng sẽ thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và giá trị gia tăng cho các sản phẩm.
Từ đó tạo thành một “mắt xích” hoàn chỉnh, đó là TP. Hải Phòng (cũ) tập trung vào công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cảng và logistics; còn tỉnh Hải Dương (cũ) đóng vai trò vệ tinh sản xuất, cung cấp lao động và mở rộng quỹ đất công nghiệp. Sự gắn kết này tạo thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, giảm chi phí logistics, tăng hiệu quả vận hành và nâng cao năng lực cạnh tranh vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Theo định hướng, đến năm 2030, Khu kinh tế ven biển phía Nam sẽ trở thành động lực chủ đạo của nền kinh tế Hải Phòng, đạt 80% năng lực của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải năm 2023, giữ vai trò quan trọng trong kết nối với các khu kinh tế lân cận, tạo thành chuỗi khu kinh tế ven biển, làm động lực phát triển của cả vùng.
Quan trọng hơn cả, đây sẽ là “tổ đại bàng” đón làn sóng đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đang hướng về Hải Phòng, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chip, bán dẫn, điện tử. Từ đó, tạo lợi thế vượt trội cho Hải Phòng trong thu hút dòng vốn đầu tư FDI chất lượng cao.
![]() |
Khu công nghiệp Đại An, phường Tứ Minh, TP. Hải Phòng. |
Ngoài ra, TP. Hải Phòng (mới) cũng sẽ đẩy nhanh các dự án khu công nghiệp khác, đặc biệt là Dự án khu kinh tế chuyên biệt tại 2 phường Bình Giang và phường Thanh Miện (TP. Hải Phòng mới) với tổng diện tích khoảng 5.300 ha.
Ông Lê Ngọc Châu, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng khẳng định: Khu kinh tế ven biển phía Nam, Khu Thương mại tự do thế hệ mới, Khu kinh tế chuyên biệt cùng với các khu công nghiệp sinh thái sẽ tạo nên xung lực phát triển mới để hình thành chuỗi giá trị toàn diện, gia tăng giá trị xuất khẩu.
TP. Hải Phòng hứa hẹn sẽ tạo nên cực tăng trưởng công nghiệp - dịch vụ mới có sức cạnh tranh hàng đầu khu vực phía Bắc, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và thu hút đầu tư. Đây chính là đòn bẩy quan trọng để TP. Hải Phòng sớm trở thành Thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, động lực phát triển của vùng và cả nước, cùng non sông Việt Nam vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình.
Trong thời gian tới, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng sẽ tập trung phát triển thêm 10 - 20 khu công nghiệp mới và quyết liệt chuyển dịch các khu công nghiệp hiện hữu sang mô hình khu công nghiệp sinh thái; Xây dựng ít nhất 5 khu công nghiệp thông minh, quản lý bằng khoa học công nghệ, đi đầu trong chuyển đổi số; Thu hút vốn đầu tư FDI trong các các khu công nghiệp, khu kinh tế mới trong cả nhiệm kỳ 2025 - 2030 đạt từ 15 - 20 tỷ USD; Phấn đấu tỷ lệ lấp đầy bình quân các khu công nghiệp đang hoạt động luôn duy trì ở mức trên 60%.

-
TP. Hải Phòng: Thêm lực hút mới cho các khu công nghiệp, khu kinh tế -
Lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho nhà đầu tư Hoa Kỳ -
6 tháng đầu năm, Thành phố Đà Nẵng tăng trưởng 9,4% -
Soilbuild International khởi công tổ hợp nhà xưởng cho thuê Spectrum Hưng Yên 2025 -
Quảng Ngãi cho thuê gần 38 ha mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất -
Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, 6 tháng đạt hơn 487 triệu USD
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower