
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
-
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD
-
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học
-
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ -
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025
![]() |
TPBank có thể thu về hơn nghìn tỷ đồng từ bán cổ phiếu quỹ. |
HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (mã TPB-HoSE) đã thông qua phương án bán cổ phiếu quỹ nhằm cơ cấu lại nguồn vốn, bổ sung vốn lưu động để đầu tư cho hoạt động kinh doanh.
TPBank đăng ký bán tối đa 40,016 triệu cổ phiếu cũng là toàn bộ lượng cổ phiếu quỹ mà nhà băng này đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện trong quý II/2021 thông qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
TPBank từng mua cổ phiếu quỹ trong nhiều đợt mà lần gần nhất vào tháng 3/2020 với 10 triệu đơn vị khi giá cổ phiếu TPB rơi sâu do diễn biến chung của thị trường (trong khoảng 21.300 - 22.700 đồng/cổ phiếu). Giá gốc TPBank mua vào toàn bộ số cổ phần trên là gần 909 tỷ đồng.
Tính theo giá đóng cửa ngày 12/4 (29.150 đồng/cổ phiếu), ngân hàng có thể thu về 1.166,5 tỷ đồng. Giao dịch này có thể giúp gia tăng đáng kể thặng dư vốn cổ phần cũng như vốn tự có của ngân hàng, ước tính gần 260 tỷ đồng.
TPBank dự kiến tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 vào ngày 23/4. Theo tờ trình phân phối lợi nhuận gửi đến các cổ đông, nhà băng này sẽ để lại toàn bộ lợi nhuận chưa phân phối để mở rộng hoạt động kinh doanh. Ngoài trích quỹ bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự phòng tài chính theo quy định, TPBank cũng chỉ trích 5 tỷ đồng vào quỹ khen thưởng. Với việc không chia cổ tức, ngân hàng sẽ còn 2.979 tỷ đồng lợi nhuận để lại.
Năm 2020, TPBank báo lãi trước thuế 4.068 tỷ đồng, tăng 7,89% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước dự phòng rủi ro tín dụng đạt 6.172 tỷ đồng. Với việc gia tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong bối cảnh dịch Covid-19, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng đến cuối năm 2020 đạt 134,78%, tăng 36,19% so với năm 2019.
Quy mô tổng tài sản của ngân hàng đã tăng 25,6% trong năm 2020 lên 206,3 nghìn t ỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế tăng trưởng 12,94%. Tỷ lệ nợ xấu đạt 1,17%, thấp hơn chỉ tiêu đề ra (dưới 2%). Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá vẫn nhỉnh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, đạt 16,84%.
Đặt ra kế hoạch cho năm 2021, TPBank phấn đấu quy mô tài sản tăng 21% lên 250.000 tỷ đồng. Tăng trưởng tiền gửi khách hàng & phát hành GTCG đạt 20%, còn tốc độ tăng dư nợ cho vay và trái phiếu TCKT là 25%. Chỉ tiêu này sẽ phụ thuộc vào room tín dụng cho phép của NHNN. Về kế hoạch kinh doanh, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 25% lên 5.500 tỷ đồng. ROE tương ứng đạt 23,23%, xấp xỉ mức ROE năm 2020.

-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
-
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD
-
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học
-
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ
-
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 -
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất -
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội -
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn -
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400% -
Khối ngoại trở lại mua ròng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc -
Cuộc chơi bắt buộc phải chiến thắng của MB và cách chinh phục 30 triệu khách hàng số
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower