
-
Bến Tre đầu tư 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
-
Lãnh đạo Quảng Trị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án LNG Hải Lăng
-
Những nút thắt cuối và tín hiệu tích cực cho 11 dự án BOT giao thông
-
Hút vốn đầu tư vào ngành điện
-
Siêu dự án 1,6 tỷ USD “tắc” vì quy hoạch -
Hà Nội thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Sơn Hà giai đoạn 1 quy mô 5 ha
Số liệu trên được ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế Hoạch và Đàu tư báo cáo trước chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong trong cuộc họp tổng kết tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh tháng 07 và 07 tháng đầu năm 2018 diễn ra tại UBND TP.HCM chiều ngày 2/8.
![]() |
7 tháng đầu năm 2018, TP.HCM có 553 dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 508,25 triệu USD. |
Cũng theo báo cáo của ông Sử Ngọc Anh, dòng vốn FDI được cấp giấ chứng nhận đầu tư đứng đầu là ngành nghề công nghiệp chế biến, chế tạo có vốn đầu tư nhiều nhất (26,1%); tiếp theo là Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 24,5%; Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 20,2%; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ chiếm 17%; Thông tin và truyền thông chiếm 5,8%.
Trong đó, Hàn Quốc có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất (30%); tiếp theo là Singapore chiếm 22%; NaUy chiếm 13,8%; Nhật Bản chiếm 10,4%; Hồng Kông chiếm 6,7%.
Cũng trong 7 tháng qua có 148 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 453,38 triệu USD (tăng 27,6% số dự án điều chỉnh và tăng 13,3% vốn đầu tư so với cùng kỳ).
Ngoài ra, Thành phố cũng chấp thuận cho 1.628 trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương 3,73 tỷ USD (so với cùng kỳ, tăng 31,4% về số trường hợp và tăng gấp 2,3 lần về vốn đầu tư).
Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nhiều nhất (47,6%); tiếp theo là Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ chiếm 19,5%; Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 8,1%; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 7,7%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 4,2%.
Tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, Thành phố thu hút được 4,69 tỷ USD (tăng 70,5% so với cùng kỳ).
Đối với dòng vốn ODA, ông Anh cho biết thực hiện Kế hoạch vốn ODA đã giao năm 2018 là 5.723,000 tỷ đồng và vốn đối ứng là 826,820 tỷ đồng. Hiện tại, Thành phố theo dõi tiến độ 12 dự án đang triển khai thực hiện trên địa bàn. Ước giải ngân vốn ODA 7 tháng đầu năm 2018 đạt 901,729 tỷ đồng, đạt 15,8% so với kế hoạch vốn được giao.

-
Siêu dự án 1,6 tỷ USD “tắc” vì quy hoạch -
Hà Nội thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Sơn Hà giai đoạn 1 quy mô 5 ha -
EVN và tỉnh Đồng Nai bàn giải pháp gỡ vướng cho các công trình điện -
Vingroup khẳng định bố trí đủ vốn làm metro đến Cần Giờ -
Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước 31/12/2026 -
Bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ vật liệu xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Quảng Ngãi dự kiến khởi công cầu Trà Khúc 1 gần 2.200 tỷ vào tháng 10/2025
-
“Khúc ca khải hoàn” mừng 50 năm thống nhất nước nhà
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch