
-
Cơ quan thuế và Công an phối hợp trao đổi thông tin tạm hoãn xuất cảnh điện tử
-
Việt Nam - Belarus chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược
-
Tập trung 10 nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
-
Thẩm tra cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
-
Thứ trưởng Bộ Tài chính dẫn đầu đoàn doanh nghiệp Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ -
Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Belarus
Riêng tháng 06/2019, doanh thu dịch vụ lữ hành tại TP.HCM đạt 2.308 tỷ đồng, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 16,3% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng, dịch vụ lữ hành ước đạt 13.591 tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là nhóm ngành có mức tăng cao nhất trong 6 tháng đầu năm tại TP.HCM. Điều này cho thấy rằng với sự nỗ lực trong công tác quản lý, thúc đẩy phát triển ngành du lịch của Thành phố. Nhiều chương trình, sự kiện được tổ chức ngày càng đa dạng, thu hút đông đảo người dân trên địa bàn và du khách tham dự.
Tuy nhiên, ngành du lịch tại Thành phố còn vướng phải nhiều khó khăn như các ngành về hạ tầng và kết nối giao thông. Nếu 2016, TP.HCM đón 5,2 triệu du khách quốc tế, chưa đến 20 triệu du khách nội địa thì đến 2018, con số này là 7,5 triệu quốc tế và 25 triệu khách nội địa. Sở Du lịch TP.HCM ước tính, bình quân mỗi người dân thành phố đón một vị khách đến du lịch.
![]() |
Năm 2018, có 7,5 triệu khách quốc tế đến TP.HCM (Ảnh: Lê Toàn) |
Còn theo công bố của tổ chức du lịch và lữ hành thuộc tổ chức du lịch thế giới công bố ngày 24/06/2019, đến 2020, TP.HCM sẽ nằm trong tốp 3 trong 20 thành phố bùng nổ về du lịch.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, giám đốc Sở Du Lịch TP.HCM cho rằng, việc quy hoạch cho các hạ tầng, đặc biệt là giao thông đi trước sẽ dẫn dắt các dịch vụ và ngược lại, sự phát triển của dịch vụ sẽ tác động đến sự gia tăng của nền kinh tế Thành phố. Ngành du lịch vướng phải nhiều khó khăn như các ngành về hạ tầng và kết nối giao thông. 80% du khách đến TP.HCM qua đường hàng không nhưng công suất khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất đã vượt ngưỡng.
“Rất nhiều hãng hàng không làm việc với chúng tôi để trao đổi về việc mở đường bay mới, kết nối đường bay trực tiếp nhưng TP.HCM đang gặp khó khăn trong việc mở rộng. Trong phát triển sân bay Long Thành cần có quy hoạch kết nối thuận lợi hơn giữa 2 sân bay”, giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết.
Bên cạnh đó, dù có lợi thế hệ thống kênh, rạch đa dạng với 1.000km đường sông bao quanh nhưng du lịch đường thuỷ vẫn chưa phát triển. Ông Bùi Tá Hoàng Vũ lý giải, bởi vướng điểm nghẽn là chưa quy hoạch hạ tầng, cầu cảng, bến bãi khu dịch vụ để phục vụ cho du khách. Đại diện này còn cho biết, TP.HCM có rất nhiều cá nhân và tổ chức sở hữu du thuyền nhưng hiện chưa có bến đậu nào hoàn chỉnh có thể cung cấp cho loại hình này.
Trong quy hoạch phát triển ngành, ông Vũ cho rằng cũng cần tính toán không gian phát triển các loại hình thương mại và dịch vụ, trong đó chú trọng khu vực tổ chức loại hình du lịch MICE- loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác.
“Năm vừa rồi có đoàn MICE từ Mỹ với 4.000 du khách nhưng buộc phải chia họ thành 2 đoàn, đến thành 2 đợt bởi chúng ta không có năng lực tổ chức. MICE được đánh giá là xu hướng mà tổ chức du lịch thế giới cho rằng, những địa phương có lợi thế như TP.HCM nên đầu tư và tập trung khai thác trong tương lai”, ông Bùi Tá Hoàng Vũ nói.
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ do Ban chỉ đạo Tổng điều tra TP.HCM công bố, dân số của thành phố đến thời điểm 01/4/2019 là trên 8,9 triệu người (tính theo khái niệm nhân khẩu thực tế cư trú của ngành thống kê).
Như vậy trong thời kỳ khoảng 10 năm 2009 - 2019 tốc độ tăng dân số bình quân của thành phố là 2,15% năm. Bình quân một năm thành phố tăng khoảng 170.000 người, gần bằng dân số của một quận quy mô nhỏ ở thành phố.

-
Cơ quan thuế và Công an phối hợp trao đổi thông tin tạm hoãn xuất cảnh điện tử
-
Việt Nam - Belarus chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược
-
Phối hợp thúc đẩy các dự án trọng điểm tại Đà Nẵng để tạo động lực phát triển
-
Tập trung 10 nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
-
Giải thể Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật -
Thẩm tra cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân -
Thái Bình cần xác định rõ được lợi thế so sánh và cơ hội nổi trội của mình -
Thứ trưởng Bộ Tài chính dẫn đầu đoàn doanh nghiệp Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ -
Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Belarus -
Sẽ tiếp tục rút ngắn quy trình, thủ tục để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài -
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sắp thăm chính thức Việt Nam
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM