-
Ban hành Thông tư quy định quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai -
Cần giải quyết dứt điểm tình trạng chậm cấp hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc -
Xuất khẩu năm 2025 dự báo sẽ tích cực -
Quảng Trị tìm giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh -
Dấu ấn nổi bật trong xúc tiến thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 -
Quảng Ngãi dự toán thu hàng nghìn tỷ đồng từ tiền sử dụng đất năm 2025
UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định về quy định về sử dụng một diện tích đất nông nghiệp để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp gồm lán, trại, kho để phục vụ sơ chế, bảo quản nông sản, chứa vật tư nông nghiệp, máy móc, dụng cụ lao động.
Quyết định này không áp dụng cho đất trồng lúa bởi diện tích đất xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp chỉ được xây dựng một tầng, chiều cao đỉnh mái tối đa 5 m, không có tầng hầm, có kết cấu bán kiên cố. Ảnh: Lê Toàn |
Điều kiện áp dụng là thửa đất nông nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và còn thời hạn sử dụng đất; Diện tích đất nông nghiệp của khu đất đang sử dụng từ 500 m2 trở lên, bao gồm một thửa đất hoặc nhiều thửa đất liền kề của cùng một người sử dụng đất.
Trong đó, tỷ lệ diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp tối đa 1% tổng diện tích đất nông nghiệp nhưng không vượt quá 50 m2; Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp chỉ được xây dựng một tầng, chiều cao đỉnh mái tối đa 5 m, không có tầng hầm, có kết cấu bán kiên cố (tường gạch hoặc tường vật liệu nhẹ; cột gạch hoặc cột thép, cột sắt; mái vật liệu nhẹ).
Về xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, được quy định về việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp thực hiện theo quy định tại Luật Xây dựng và được miễn giấy phép xây dựng.
UBND cấp huyện sẽ là nơi chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình theo quy định của Luật Xây dựng.
UBND Thành phố cũng yêu cầu việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp không làm ảnh hưởng đến công trình thủy lợi, công trình đê điều, diện tích đất nông nghiệp liền kề và không vi phạm lộ giới đường hiện hữu theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư chấp hành việc tháo dỡ không điều kiện và không được bồi thường khi hết thời gian tồn tại theo quy định hoặc trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu theo quy định hoặc cho đến khi thửa đất nông nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất…
-
Dấu ấn nổi bật trong xúc tiến thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 -
Quảng Ngãi dự toán thu hàng nghìn tỷ đồng từ tiền sử dụng đất năm 2025 -
Công tác cải cách hành chính tỉnh Quảng Ngãi đạt được nhiều kết quả ấn tượng -
Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2025 -
Xuất nhập khẩu cán đích gần 800 tỷ USD, xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp -
Hà Nội siết chặt quản lý tài sản công theo quy định mới -
TP.HCM xác định phải vào "đội hình chính", "đá tiền đạo” trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá