
-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án
-
Rà soát 2 luật để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics -
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
Theo báo cáo mới đây của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM về tiến độ giải ngân của các dự án đầu tư công cho thấy, có đến 43 dự án với số vốn 3.108 tỷ đồng không có khả năng giải ngân trong năm 2024 dù đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục liên quan.
![]() |
Cầu Bưng dù đã thông xe phần cầu chính từ năm 2022 nhưng một nhánh đường dẫn lên cầu vẫn vướng giải phóng mặt bằng nên không giải ngân được vốn đầu tư -Ảnh: Lê Minh |
Toàn bộ 43 dự án không có khả năng giải ngân trong năm 2024 là các dự án giao thông và công trình dân dụng do Ban Quản lý các dự án công trình giao thông và Ban Quản lý dự án công trình dân dụng và công nghiệp thực hiện.
Qua rà soát từ các chủ đầu tư, 43 dự án này là những dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Trong đó vướng mắc nhiều nhất nằm ở khâu thủ tục điều chỉnh quy hoạch với 23 dự án, số vốn không giải ngân được lên đến gần 1.600 tỷ đồng.
Đơn cử như Dự án xây dựng mới cầu Bưng do còn vướng mặt bằng 2 doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Tân Bình chưa được giải tỏa. Quận Tân Phú đang chủ trì phối hợp với các bên liên quan lập các thủ tục điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 để làm căn cứ thu hồi đất, thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng.
Hoặc Dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp, TP.Thủ Đức do vướng điều chỉnh quy hoạch 1/2000 của thành phố Thủ Đức chưa công bố. Trước đây Dự án gộp chi phí giải phóng mặt bằng vào xây lắp làm tăng tổng mức đầu tư nên phải điều chỉnh chủ trương để triển khai các bước tiếp theo.
Đối với các dự án mua sắm trang thiết bị y tế cần có ý kiến của các cơ quan chuyên môn. Ngoài ra, một số dự án vướng thủ tục giấy phép môi trường.
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết, năm 2024 Ban được giao số vốn đầu tư công rất lớn, thời gian còn lại, bình quân mỗi tháng đơn vị phải giải ngân được 1.400 tỷ đồng. Đối với các dự án giao thông quý III và IV là thời gian giải ngân nhiều nhất.
Để tránh “ngâm” vốn đầu tư công tại các dự án không có khả năng giải ngân, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị UBND TP.HCM giao các cơ quan chuyên ngành và các địa phương rà soát tham mưu đề xuất phương án chuyển vốn từ các dự án không có khả năng giải ngân vốn sang các dự án giải ngân cao.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất, cần xác định trách nhiệm của các tổ chức cá nhân liên quan làm chậm giải ngân vốn đầu tư công để có hình thức xử lý trách nhiệm.

-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số -
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics -
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29 -
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn