-
“Lắng nghe nông dân nói" về mong muốn mở rộng sản xuất, nhưng vướng về đất đai -
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự lãnh đạo -
Doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vào Đà Nẵng -
Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quy chế phối hợp công tác -
Tăng trưởng điện ở miền Bắc đạt 10,3% -
Hải Phòng thúc đẩy quan hệ hợp tác với tỉnh Gunma (Nhật Bản)
Sáng 24/9, trong khuôn khổ chương trình Đối thoại Hữu nghị TP.HCM lần thứ 2 năm 2024, Hội nghị Thị trưởng đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo trung ương, bộ, ngành, lãnh đạo TP.HCM cùng hơn 35 đoàn lãnh đạo đến từ các địa phương quốc tế.
Đây là sự kiện quy mô quốc tế do UBND Thành phố tổ chức với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp: Kinh nghiệm và các ưu tiên trong hợp tác phát triển".
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, chuyển đổi công nghiệp là vấn đề thiết yếu và cấp bách. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chuyển đổi công nghiệp đã trở thành xu hướng toàn cầu, với việc đầu tư vào công nghệ cao và kỹ thuật số dự kiến sẽ đạt khoảng 1.500 tỷ USD vào năm 2030.
“Chúng ta đang sống trong thời kỳ chuyển đổi công nghiệp sâu rộng, nơi mà đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững trở thành các yếu tố quyết định cho thành công”, ông nói.
Thông qua đối thoại Hữu nghị, TP.HCM kỳ vọng các địa phương, doanh nghiệp và người dân sẽ có thêm cơ hội trao đổi và hợp tác trong việc chuyển đổi công nghiệp. Ảnh: Lê Toàn |
Theo ông Mãi, hành trình chuyển đổi công nghiệp của Thành phố được thúc đẩy bởi cả động lực nội tại và những xu hướng toàn cầu.
Về khía cạnh nội tại, để duy trì tính cạnh tranh và phát triển bền vững, Thành phố cần phải chuyển đổi từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn.
Tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao của Thành phố hiện chỉ chiếm khoảng 23% trong tổng GDP của Thành phố. Mục tiêu của Thành phố là nâng tỷ trọng này lên 40% vào năm 2030, qua đó không chỉ duy trì sự đóng góp của Thành phố vào nền kinh tế quốc gia mà còn củng cố vị thế dẫn đầu của Thành phố trong cả nước và khu vực.
Về xu hướng toàn cầu, sự thay đổi mạnh mẽ trong thị trường quốc tế, hướng tới các phương thức sản xuất bền vững và có trách nhiệm hơn cũng thúc đẩy sự chuyển đổi. Theo báo cáo của McKinsey & Company, khoảng 70% các công ty đa quốc gia đã cam kết cắt giảm ít nhất 25% lượng khí thải carbon của mình vào năm 2030.
Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như Hiệp định CPTPP đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn, gắn kết thương mại với phát triển bền vững. Do đó, để duy trì sự hiện diện vững chắc trên thị trường toàn cầu, Thành phố cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn này.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM nhìn nhận quá trình chuyển đổi công nghiệp là một hành trình không thể thực hiện đơn lẻ. Ảnh: Lê Toàn |
Để ứng phó với những thách thức trên, Thành phố đã áp dụng một chiến lược kép, kết hợp chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Mục tiêu của Thành phố là xây dựng một nền kinh tế bền vững, bao trùm và có khả năng phục hồi, trở thành mô hình có thể tham khảo đối với các địa phương.
Chuyển đổi công nghiệp là một hành trình không thể thực hiện đơn lẻ. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), khoảng 60% các sáng kiến chuyển đổi công nghiệp thành công là kết quả của sự hợp tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp và người dân, cả trong và ngoài nước.
Người đứng đầu chính quyền Thành phố nhìn nhận Hội nghị hôm nay là cơ hội để các địa phương học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, chia sẻ các thực tiễn tốt nhất và khám phá các cơ hội hợp tác mới.
“Thông qua những nỗ lực chung, chúng ta có thể phát triển các giải pháp sáng tạo cho những thách thức trong quá trình chuyển đổi công nghiệp. Dù đó là việc chuyển giao công nghệ, đầu tư vào hạ tầng xanh và kỹ thuật số, hay thúc đẩy liên kết, liên doanh trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, chúng ta đều có rất nhiều cơ hội để hợp tác và thúc đẩy phát triển bền vững”, ông nói.
-
Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quy chế phối hợp công tác -
Tăng trưởng điện ở miền Bắc đạt 10,3% -
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường -
Hải Phòng thúc đẩy quan hệ hợp tác với tỉnh Gunma (Nhật Bản) -
Phân cấp về thẩm quyền quyết định chuyển giao dữ liệu ra nước ngoài -
Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị chính thức lên đô thị loại II -
Niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam gia tăng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm