-
Các quỹ ETF sắp mua bán cổ phiếu nào trước khi nghỉ Tết? -
500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận? -
Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn -
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt
Thưa ông, ưu đãi trên liệu có hợp lý và công bằng?
Tôi cho rằng, việc Quốc hội cho phép HĐND TP.HCM quyết định mức thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố quản lý tối đa gấp 1,8 lần so với chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định; mức lương phù hợp đối với chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt trong khả năng, phạm vi ngân sách của Thành phố là hợp lý và công bằng. Lý do là, năng suất lao động của công chức, viên chức trên địa bàn gấp 3 lần bình quân chung của cả nước.
Ngoài ra, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ lớn của đất nước; là địa phương có đóng góp vào ngân sách nhà nước lớn nhất (khoảng 28%), đóng góp 21,6% GDP cả nước, nếu không có cơ chế đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia, nhà khoa học, thì TP.HCM khó có thể thu hút được người lao động có trình độ, kinh nghiệm để duy trì sự phát triển của đầu tàu kinh tế của cả nước trong thời gian tới.
. |
Theo Nghị quyết về cơ chế, chính sách để phát triển TP.HCM, Thành phố sẽ thí điểm xây dựng và thực hiện chính sách thuế tài sản; tăng mức thuế suất một số loại thuế hiện hành (trừ các chính sách thuế liên quan đến xuất nhập khẩu); ban hành một số loại phí, lệ phí chưa có; tăng một số loại phí, lệ phí đã có. Nói một cách nôm na là cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố quản lý tăng thu nhờ tăng lương thì cũng phải tăng chi.
Vấn đề là phải công bằng, thưa ông?
Không phải Quốc hội quyết định như trên là tất cả cán bộ, công chức, viên chức thuộc TP.HCM quản lý được áp dụng mức lương này, mà Thành phố phải tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Sau khi bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội, các cơ quan hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư để tăng chi đầu tư, mua sắm, hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị và chi thu nhập tăng thêm.
Mức lương tăng thêm của các cơ quan, đơn vị khác nhau không giống nhau và không phải cán bộ, công chức làm việc cùng cơ quan, đơn vị sẽ được hưởng mức lương tăng thêm như nhau, mà phụ thuộc vào khối lượng công việc được giao, hiệu quả công việc, năng suất lao động, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Như vậy, lương tăng thêm không cào bằng mà rất công bằng; khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công việc; làm việc có trách nhiệm hơn, cống hiến nhiều hơn thời gian, công sức cho công việc; phục vụ tốt hơn trong việc cung cấp dịch vụ công.
Nhưng sẽ là không công bằng vì cán bộ, công chức của các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn không được hưởng mức lương 1,8 lần, trong khi họ vẫn phải chịu các loại thuế, phí, lệ phí mới do TP.HCM ban hành?
Cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn TP.HCM có được tăng lương hay không, tăng thế nào sẽ do các bộ, ngành tính toán, nghiên cứu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền, vì đây không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của TP.HCM.
Tôi cho rằng, sau khi Nghị quyết được ban hành, các cơ quan, ban, ngành trung ương sẽ nghiên cứu vấn đề này, vì đối tượng áp dụng của Nghị quyết là các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hiện tại, công chức, viên chức ngành thuế, bảo hiểm xã hội, hải quan… đã được áp trần mức lương bằng 1,8 lần lương theo quy định của Nhà nước. Với những đối tượng này thì xử lý thế nào?
Các ngành kể trên được tổ chức theo hệ thống dọc, lương, thu nhập, chế độ đãi ngộ cho công chức, viên chức, người lao động do Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả. Vì vậy, việc có điều chỉnh mức lương tăng thêm hay không, tăng bao nhiêu, tăng thế nào thuộc thẩm quyền của các cơ quan này. Sau khi Nghị quyết được Quốc hội thông qua, các cơ quan này cũng sẽ nghiên cứu để đưa ra mức đãi ngộ xứng đáng cho công chức, viên chức, người lao động để thu hút người có năng lực, trình độ, kinh nghiệm vào làm việc.
Thông thường, cứ tăng lương là mặt bằng giá cả sẽ tăng. Nếu cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn TP.HCM được tăng lương, mà giá hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tăng theo thì việc tăng lương cũng không có nhiều ý nghĩa?
Tôi cho rằng, việc tăng lương không tác động nhiều đến lạm phát trên địa bàn Thành phố, vì các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như điện, xăng dầu, học phí, viện phí, viễn thông… trên địa bàn TP.HCM cũng áp dụng như các địa phương khác. Còn các mặt hàng thiết yếu khác như quần áo, giày dép, hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống… nếu giá ở thị trường TP.HCM cao hơn các địa phương khác thì hàng hóa ở nơi khác sẽ đổ về đô thị lớn nhất cả nước này, nên mặt bằng giá cả hàng hóa trên địa bàn Thành phố chắc không chênh lệch nhiều so với nơi khác.
-
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt -
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch -
Thanh khoản yếu, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng” -
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt