
-
TP.HCM sẽ có phường Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định
-
Chi tiết các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
Hải Phòng đưa 4 dự án chậm triển khai, tiến độ kéo dài vào diện theo dõi, xử lý
-
HĐND TP.HCM bàn phương án sáp nhập tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu
-
Báo cáo Bộ Chính trị về tháo gỡ khó khăn của dự án năng lượng tái tạo trong tháng 6/2025 -
Chủ tịch Hà Nội có thêm nhiệm vụ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
![]() |
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong xin ý kiến đại hội điều chỉnh chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) bình quân hàng năm là 8%, thay vì 8,5% |
Cụ thể, tại ngày làm việc thứ ba (17/10) của Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố đã báo cáo và xin ý kiến đại hội điều chỉnh chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) bình quân hàng năm là 8%, thay vì 8,5% như trong báo cáo trình đại hội trước đó.
Ngoài ra, điều chỉnh con số GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2025 đạt 8.500 USD/ người, thay vì 8.500 - 9.000 USD/người như báo cáo trình đại hội trước đó; đến năm 2030 đạt 13.000 USD/ người, thay vì từ 13.000- 14.000 USD/ người; năm 2045 đạt 37.000 USD/ người, thay vì 40.000 USD/ người như trong báo cáo trình Đại hội.
Nguyên nhân xin giảm chỉ tiêu tăng trưởng được ông Nguyễn Thành Phong cho biết, TP.HCM là địa phương có độ mở kinh tế lớn, tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong GRDP. Trong khi đó, các nước Âu, Mỹ và nhiều nước trên thế giới đang bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 2, thứ 3 dịch Covid-19.
Sự phục hồi của các nền kinh tế thế giới còn chậm, nhanh nhất là phải hết năm 2021. Từ đó có thể thấy tình hình kinh tế thế giới còn khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Thành phố. Ngoài ra, vẫn chưa xác định được thời điểm tiếp cận được vắcxin phòng dịch Covid-19.
Đặc biệt, TP.HCM đang đề xuất Trung ương tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố vào 2021 lên 23% để đảm bảo nhu cầu đầu tư cho phát triển. Tuy nhiên, tình hình chung cả nước còn khó khăn nên đề xuất tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách còn chưa được xem xét.
“Thế nên, mức tăng GRDP là 8% trong giai đoạn tới là phù hợp với tình hình thực tế”, ông Phong nói.

-
Trình Quốc hội một trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam -
HĐND TP.HCM bàn phương án sáp nhập tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu -
Báo cáo Bộ Chính trị về tháo gỡ khó khăn của dự án năng lượng tái tạo trong tháng 6/2025 -
Chủ tịch Hà Nội có thêm nhiệm vụ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã -
Quảng Bình - Quảng Trị bàn kế hoạch “về chung một nhà” -
Giao quyền chủ động hoàn toàn cho doanh nghiệp nhà nước -
Người dân không cần làm lại sổ đỏ sau khi sáp nhập địa phương
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa