
-
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,2% sau 6 tháng năm 2025
-
Hà Nội: Xét xử nghiêm minh, đẩy nhanh tiến độ các vụ án lớn, phức tạp
-
Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nêu các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng hai con số
-
Hà Nội quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trong năm 2025
-
Ninh Bình giữ vững đà tăng trưởng, vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp -
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 16,1% sau 6 tháng năm 2025
![]() |
Trong 6 tháng đầu năm 2020, địa bàn TP.HCM đã có hơn 327.000 lao động bị thôi việc (ảnh: Trọng Tín) |
Sáng 10/7, kỳ họp thứ 20 HĐND TP.HCM khóa IX đã bước vào phiên chất vấn lãnh đạo các Sở, ngành về tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2020.
Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong 6 tháng đầu năm 2020, địa bàn TP.HCM đã có hơn 327.000 lao động bị thôi việc, tình trạng mất việc làm đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người lao động.
Để giảm bớt những khó khăn cho người lao động, ông Tấn cho biết, Sở đã làm việc và khuyến khích các doanh nghiệp đưa ra những chính sách hỗ trợ có lợi cho người lao động bị thôi việc. Đồng thời, doanh nghiệp phải đảm bảo công việc cho những người lao động lớn tuổi, mang thai, có con nhỏ gặp khó khăn.
Sở cũng đã giới thiệu người lao động bị thôi việc vào công ty khác cùng ngành. “Từ đầu tháng 7, đã có 3.000 công nhân của Công ty PouYuen ở quận Bình Tân bị ngừng việc, trong đó có khoảng 800 người lao động có nguyện vọng ở lại Thành phố làm việc. Sở đã tìm kiếm doanh nghiệp có cùng ngành sản xuất để giới thiệu số công nhân này chuyển sang làm việc”, ông Tấn nói và cho biết thêm, Sở đã liên hệ với 8 doanh nghiệp tại quận Gò Vấp để nhận hơn 2.000 công nhân của Công ty Huê Phong bị cắt giảm.
Để ngăn chặn tình trạng mất việc của người lao động, ông Tấn cho biết, Sở đã đưa ra hai kịch bản tham mưu cho UBND Thành phố phương án ngăn chặn tình trạng lao động mất việc, hỗ trợ người lao động trong 6 tháng cuối năm 2020.
Thứ nhất: Nếu Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh sẽ tạo điều kiện cho cơ sở gia tăng hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút lao động, hạn chế lao động ngừng việc, mất việc. Tuy nhiên, ngành dịch vụ, du lịch, ngành công nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng do xuất nhập khẩu gián đoạn. Theo dự tính thì có khoảng 4.400 doanh nghiệp tại TP.HCM bị ảnh hưởng với khoảng 100.000 - 120.000 lao động bị ngừng việc, thôi việc.
Thứ hai: Nếu dịch bệnh diễn biến xấu, sẽ có gần 5.000 doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, dệt may, giày da, chế biến gỗ, thực phẩm... bị ảnh hưởng, kéo theo đó có khoảng 160.000 - 180.000 lao động mất việc.
Vì vậy, Để đảm bảo quyền lợi người lao động, Sở đã thành lập các tổ công tác trực tiếp làm việc, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo chính sách với người lao động đúng pháp luật.
“Các doanh nghiệp nếu cho công nhân thôi việc phải thông báo trước 45 ngày và đảm bảo lương tối thiểu theo quy định”, ông Tấn nhấn mạnh.

-
Ninh Bình giữ vững đà tăng trưởng, vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp -
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 16,1% sau 6 tháng năm 2025 -
Bỏ room tín dụng: NHNN và ngân hàng thương mại nói gì? -
Hà Nội: Tăng hiệu lực, nâng chất lượng hoạt động HĐND trong giai đoạn mới -
Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cũ nghỉ chế độ, bàn giao nhiệm vụ cho Chủ tịch mới -
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Chính sách phải đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm -
Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp xúc cử tri tại xã An Minh, tỉnh An Giang
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City