Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 23 tháng 08 năm 2024,
TP.HCM kiến nghị khẩn liên quan vướng mắc lãi suất vay bình quân trung, dài hạn
Ngô Nguyên - 22/08/2024 22:01
 
Triển khai Nghị định số 11/2024/NĐ-CP của Chính phủ, TP.HCM thấy có khó khăn, vướng mắc liên quan đến lãi suất cho vay bình quân trung hạn, dài hạn của 4 ngân hàng thương mại

 

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường vừa ký văn bản khẩn gửi Bộ Tài chínhNgân hàng Nhà nước Việt Nam thông tin: qua quá trình triển khai Nghị định số 11/2024/NĐ-CP ngày 2/2/ 2024 của Chính phủ (quy định lãi vay, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, quyết toán dự án đầu tư theo hợp đồng BT; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM nhận thấy có khó khăn, vướng mắc liên quan đến lãi suất cho vay bình quân trung hạn, dài hạn của  ngân hàng thương mại . 

Đó là lãi suất cho vay trên địa bàn Thành phố được các ngân hàng thương mại áp dụng khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm, lĩnh vực vay vốn, đối tượng khách hàng vay vốn, kỳ hạn vay vốn...

Mặt khác, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố được các đơn vị điều chỉnh liên tục, thường xuyên theo diễn biến thị trường và theo các chỉ đạo, điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng thương mại sẽ điều chỉnh và quy định mức lãi suất cho vay để phù hợp với nhu cầu vốn và khả năng tài chính của từng đơn vị. Việc điều chỉnh lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn có thể được thực hiện thường xuyên, liên tục trong năm mà không có thời điểm cố định cụ thể.  

UBND TP.HCM  đề  nghị Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp tên chi nhánh của 4 ngân hàng thương mại có các mức lãi suất cho vay bình quân trung hạn, dài hạn

Trong khi đó, tại Nghị định số 11/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định lãi suất cho vay bình quân của 4 ngân hàng thương mại. Các ngân hàng này có hội sở tại Hà Nội nhưng có số lượng lớn chi nhánh tại TP.HCM gồm: Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Vì vậy UBND TP.HCM  đề  nghị Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hướng dẫn cụ thể như: Cung cấp tên chi nhánh của 4 ngân hàng thương mại có các mức lãi suất cho vay bình quân trung hạn, dài hạn theo yêu cầu; Cách thức tính lãi suất cho vay bình quân, cụ thể tính các mức lãi suất cho vay áp dụng theo loại sản phẩm tín dụng nào, theo khách hàng vay vốn, kỳ hạn vay vốn (kỳ hạn vay vốn trung hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, kỳ hạn vay vốn dài hạn từ trên 5 năm), lãi suất cho vay tính đến thời điểm nào (cuối tháng, quý...); Thời hạn tính mức lãi suất cho vay bình quân trung hạn, dài hạn, bình quân trong tháng báo cáo, trong quý báo cáo hoặc trong năm báo cáo ?  

UBND TP.HCM còn đề nghị Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có  hướng dẫn cụ thể biên độ tăng hoặc giảm lãi suất cho vay bình quân trung hạn, dài hạn trên thị trường tín dụng bao nhiêu % thì cần phải điều chỉnh trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng dự án BT. 

Ngân hàng thương mại được thành lập tối đa 10 chi nhánh tại mỗi khu vực nội thành TP. Hà Nội, TP.HCM
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư