-
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật -
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào -
Thái Bình: Thị trấn Tiền Hải mở rộng được công nhận đô thị loại IV
Ngày 17/1, Sở Ngoại vụ TP.HCM cho biết, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra vào ngày 16/1 tại Davos (Thụy Sỹ), Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi đã ký Thỏa thuận hợp tác thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) tại TP.HCM với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Buổi ký kết được diễn ra dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF.
Theo đó, C4IR TP.HCM dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ tháng 6/2024 và tập trung hợp tác nghiên cứu, đề xuất chính sách, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, huy động nguồn lực cho các lĩnh vực mà Thành phố và Việt Nam đang quan tâm như: tăng trưởng xanh, đô thị thông minh, trí tuệ nhân tạo,...
Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi đã ký Thỏa thuận hợp tác thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) tại TP.HCM với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Ảnh: TTXVN |
C4IR TP.HCM sẽ được đặt tại Khu Công nghệ cao Thành phố, là một trong hai khu công nghệ cao quốc gia của Việt Nam. Đây được xem là một trong các đề án phát triển kinh tế quan trọng của Thành phố, đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển của Thành phố trong thời gian tới.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Thành phố đánh giá, việc thành lập C4IR tại TP.HCM có ý nghĩa to lớn, không chỉ đối với các mục tiêu phát triển quan trọng của Thành phố mà còn đối với các ưu tiên của quốc gia.
Bên cạnh đó, Thành phố có thể tham gia vào các sáng kiến toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, từ đó Thành phố có thể thiết lập một hệ sinh thái toàn diện nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trung tâm sẽ trở thành địa chỉ đáng tin cậy và hiệu quả để thúc đẩy hợp tác giữa các chuyên gia, nhà nghiên cứu, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế.
Ông Jeremy Jurgens, Giám đốc Điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cũng nhận định việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là một cột mốc quan trọng trong quan hệ đối tác giữa Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Việt Nam, qua đó Diễn đàn có thể hỗ trợ Việt Nam đạt được khát vọng về đổi mới, sáng tạo và tăng trưởng thông qua tăng cường hợp tác quốc tế và kết nối với nhiều bên liên quan.
C4IR TP.HCM sẽ trở thành nền tảng giúp Thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung có thể định hình và phát triển các chiến lược Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư ở cả cấp địa phương lẫn quy mô quốc gia và phù hợp với chiến lược phát triển chung của quốc gia cũng như đóng góp vào quỹ đạo phát triển toàn cầu của công nghệ hiện nay.
Đây là trung tâm thứ hai được thành lập ở Đông Nam Á, sau C4IR Malaysia vào năm 2023 và đặt mục tiêu trở thành trung tâm chuyên môn về đồng xây dựng chính sách và thí điểm các khuôn khổ chính sách có tính chất kiến thiết tương lai, tạo điều kiện cho sự phát triển và ứng dụng công nghệ trong khu vực và trên toàn cầu.
Mạng lưới các C4IR hiện nay bao gồm: Austin (Trung tâm Phát triển Công nghệ Đáng Tin cậy), Azerbaijan, Brazil, Colombia, Detroit (Trung tâm Sản xuất Tiên tiến Hoa Kỳ), Đức (Trung tâm Công nghệ Chính phủ Toàn cầu), Israel, Kazakhstan, Malaysia, Na Uy (Trung tâm Phát triển Dữ liệu Đại dương), Rwanda, Ả Rập Saudi, Serbia, Nam Phi, Telangana, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
-
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật -
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào -
Thái Bình: Thị trấn Tiền Hải mở rộng được công nhận đô thị loại IV -
Đà Nẵng nêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 với 10 điểm vượt trội -
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số -
Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
Tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin cho tăng trưởng 2 con số
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả