
-
Miễn giảm tiền thi hành án cho 621 trái chủ Vạn Thịnh Phát
-
Công an Bắc Ninh ra quân thực hiện cao điểm xử lý vi phạm về giao thông
-
Tập đoàn Thuận An đấu thầu bằng... thỏa thuận ăn chia
-
Khi công lý được thực thi, niềm tin… vỡ òa - Bài 2: Quan tham tiếp tay cho lừa đảo -
Thủ tướng chỉ đạo không để bùng phát dịch tả lợn Châu Phi
Theo UBND TP.HCM, UBND Thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tiến độ di dời các công trình điện để không làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của các dự án trọng điểm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Nhưng trong quá trình triển khai thực hiện, Thành phố đang gặp một số khó khăn, vướng mắc về quy định di dời các công trình lưới điện.
Cụ thể là việc bồi thường theo hiện trạng lưới điện chưa nhận được sự đồng thuận của ngành điện do thủ tục triển khai sẽ kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án (do sau khi nhận tiền bồi thường, đơn vị quản lý vận hành lưới 4 điện phải thực hiện lại các thủ tục bố trí vốn, lập dự án đầu tư; trình thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế; đấu thầu thi công.... để triển khai dự án di dời, tái bố trí lưới điện).
Đồng thời chênh lệch chi phí thực hiện giữa phương án bồi thường theo hiện trạng lưới điện và phương án di dời tái bố trí lưới điện đối với các dự án trọng điểm tương đối lớn. Phần chi phí này sẽ do đơn vị quản lý vận hành lưới điện bổ sung thêm để thực hiện dự án di dời, tái bố trí lưới điện, gây áp lực về vốn đầu tư đối với ngành điện.
Điển hình như Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, theo báo cáo của chủ đầu tư, đối với lưới điện cao thế, nếu khái toán chi phí theo phương án di dời tái lập (xây dựng trụ néo và nâng cao tĩnh không) cho lưới điện cao thế bị ảnh hưởng thì Dự án này tốn khoảng 330 tỷ đồng. Còn nếu khái toán chi phí theo phương án bồi thường trọn gói (theo khoản 3 điều 102 Luật đất đai năm 2024) thì Dự án tốn khoảng 212 tỷ đồng. Như vậy chênh lệch giữa hai phương án khoảng 118 tỷ đồng.
Còn với với lưới điện trung, hạ thế, nếu khái toán chi phí theo phương án di dời tái lập (xây dựng mới và ngầm hoá do các đường dây trung, hạ thế giao cắt với tuyến đường cao tốc bắt buộc phải chuyển từ đi nổi sang đi ngầm theo các cầu vượt ngang cao tốc và hầm chui dân sinh) thì Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM- Mộc Bài tốn khoảng 120 tỷ đồng. Nếu khái toán chi phí theo phương án bồi thường trọn gói, Dự án tốn khoảng 17 tỷ đồng. Như vậy chênh lệch giữa hai phương án khoảng 103 tỷ đồng.
![]() |
TP.HCM gặp khó khi di dời hệ thống lưới điện để đảm bảo tiến độ dự án trọng điểm |
Bởi vướng mắc trên, để đảm bảo tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ công thương, Bộ xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Môi trường có hướng dẫn giải đáp cho hàng loạt câu hỏi lớn.
Đó là Bộ ngành cho TP.HCM biết công tác di dời lưới điện bị ảnh hưởng bởi các dự án thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư dự án hay chủ sở hữu công trình lưới điện bị ảnh hưởng (ngành điện, người dân, doanh nghiệp có lưới điện bị ảnh hưởng bởi dự án)?
Nguồn vốn thực hiện di dời lưới điện được lấy từ tổng mức đầu tư của dự án hay chủ sở hữu hệ thống lưới điện bị ảnh hưởng phải tự chi trả?
Trường hợp nguồn vốn thực hiện di dời lưới điện được lấy từ tổng mức đầu tư của dự án, chủ đầu tư dự án thực hiện bồi thường theo hiện trạng lưới điện cho chủ sở hữu công trình lưới điện hay thực hiện di dời, tái bố trí lưới điện sau đó bàn giao lại cho chủ sở hữu công trình lưới điện quản lý, vận hành. Phần chênh lệch chi phí thực hiện giữa phương án bồi thường theo hiện trạng lưới điện và phương án di dời tái bố trí lưới điện sẽ do chủ sở hữu công trình lưới điện bổ sung hay ngân sách của Thành 5 phố bố trí để thực hiện triển khai công tác di dời lưới điện?
Công tác thẩm định, phê duyệt đối với hồ sơ bồi thường theo hiện trạng lưới điện hoặc hồ sơ di dời, tái bố trí lưới điện thuộc thẩm quyền cơ quan nào?
Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng đề nghị Bộ xây dựng hướng dẫn giải đáp: Chi phí di dời, hoàn trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng phục vụ giải phóng mặt bằng được quy đinh tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 35/2023/NĐ CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ xây dựng là cho công trình hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng phục vụ giải phóng mặt bằng hay cho di dời công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong dự án? Mặt khác, xác định chi phí này có bao gồm chi phí tái bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật hay không?
Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật khi Nhà nước không thu hồi đất (chủ đầu tư công trình không được nhà nước giao, cho thuê đất hoặc giao quản lý) và công trình này không nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ theo quy định thì việc bồi thường, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật được thực hiện theo quy định pháp luật nào?

-
TP.HCM: Tiến độ dự án trọng điểm ảnh hưởng do chênh lệch lớn giữa các phương án di dời lưới điện -
Thủ tướng chỉ đạo không để bùng phát dịch tả lợn Châu Phi -
Tiếp tục chi trả đợt 2 tiền Trương Mỹ Lan bồi hoàn cho hơn 41.000 trái chủ -
Cựu cán bộ Cục Đường bộ “chia thầu” cho doanh nghiệp -
Khi công lý được thực thi, niềm tin… vỡ òa - Bài 1: Tiếng “ting ting” và những giọt nước mắt -
Chi trả tiền Trương Mỹ Lan bồi hoàn cho người thừa kế của trái chủ đã chết -
Lừa hàng ngàn nhà đầu tư góp hơn 409 tỷ đồng, trả lãi 50 - 70%/năm
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam