-
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025
Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động đến cuối tháng 8/2021 của cả nước là 840.053 doanh nghiệp. |
“Vào” nhiều hơn “ra” là kết quả tích cực của thông tin về doanh nghiệp trong 8 tháng đầu năm. Nhờ “vào” nhiều hơn “ra”, mà số doanh nghiệp đang hoạt động trong 8 tháng đã tăng 28.515 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp đang hoạt động đến cuối tháng 8/2021 của cả nước đạt 840.053 doanh nghiệp. Kết quả này càng có ý nghĩa khi đạt được trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại và tập trung vào những địa phương có nhiều khu/cụm công nghiệp…
Trong tổng số doanh nghiệp “vào” thị trường, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cao gấp đôi số quay lại thị trường, số tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và số đã hoàn tất giải thể. Những ngành có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhiều nhất là thương mại hàng hoá, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác, kinh doanh bất động sản.
Trong số doanh nghiệp “vào” thị trường, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng nhiều hơn số tạm ngừng hoạt động, gấp gần 2,7 lần số hoàn tất thủ tục giải thể. Lĩnh vực có số doanh nghiệp quay trở lại nhiều nhất là thương mại hàng hoá, xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo…
Tuy nhiên, doanh nghiệp “vào” giảm và doanh nghiệp “ra” tăng cũng là vấn đề cần được quan tâm. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 8%, hay giảm 7.094 doanh nghiệp - là sự sụt giảm hiếm thấy trong cùng kỳ nhiều năm qua. Số doanh nghiệp quay trở lại giảm 0,6%, hay giảm 196 doanh nghiệp. Tổng số doanh nghiệp “vào” thị trường giảm 6%, hay giảm 7.290 doanh nghiệp.
Trong khi đó, số doanh nghiệp “ra” khỏi thị trường lại tăng. Cụ thể, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng 25,9%, hay tăng 8.880 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng ở cả 3 nhóm ngành (nông, lâm nghiệp - thủy sản tăng 35,6%, công nghiệp - xây dựng tăng 21,7%, dịch vụ tăng 27,4%); trong đó, một số ngành có nhiều nhất là thương mại hàng hoá, xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo, khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn…
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng 24,5%, hay tăng 5.933 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 17,8%, hay tăng 1.843 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng ở cả 3 nhóm ngành (nông, lâm - thuỷ sản tăng 34,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 27,5%, dịch vụ tăng 14,6%); trong đó, những ngành có nhiều doanh nghiệp (hơn 1.000 doanh nghiệp) là thương mại hàng hoá, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng.
Tổng số doanh nghiệp “ra”, hoặc tạm thời ra khỏi thị trường tăng 24,2%, hay tăng 16.656 doanh nghiệp. Các con số này đều ngược chiều, lớn hơn các con số tương ứng của số doanh nghiệp “vào” thị trường (giảm 6%, hay giảm 7.290 doanh nghiệp). Do vậy, số doanh nghiệp đang hoạt động tăng trong 8 tháng đầu năm nay thấp hơn nhiều so với số tương ứng của cùng kỳ năm trước (28.515 so với 52.461 doanh nghiệp).
Có 2 nhóm giải pháp để tăng số doanh nghiệp vào thị trường. Nhóm giải pháp thứ nhất là giúp cho việc khởi nghiệp được mạnh mẽ hơn nữa so với mấy năm trước. Theo đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền vận động, tôn vinh khởi nghiệp, tạo môi trường cho doanh nghiệp ra đời, ngân hàng cần hỗ trợ vốn với lãi suất hợp lý, tạo điều kiện về đất đai, ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp khi mới khởi nghiệp… Bên cạnh đó, hỗ trợ tích cực cho số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Nhóm giải pháp thứ hai là giảm thiểu số doanh nghiệp ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường. Muốn vậy, bản thân các doanh nghiệp và doanh nhân cố gắng, năng động, sáng tạo, hiệu quả, tích lũy, giảm dần nguồn phải đi vay hoặc để quá hạn, tăng vòng quay vốn. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện có tỷ suất lợi nhuận rất thấp, thấp xa so với lãi vay ngân hàng, thậm chí thấp hơn cả lãi suất tiền gửi ngân hàng, một số ngành còn thấp hơn nữa…
-
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành
-
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025 -
Liên minh Doanh nhân Vùng Vịnh lớn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam -
ThaiBinh Seed ghi dấu ấn với Giải Vàng Chất lượng quốc gia -
Tanimex đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi khu công nghiệp Tân Bình -
Vinhomes và Tập đoàn Nomura Real Estate hợp tác chiến lược trong lĩnh vực phát triển bất động sản -
Trước thềm 2025: Thị trường co-working space tại TP.HCM có diễn biến đáng chú ý
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up