Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 25 tháng 01 năm 2025, 1h23
Tránh nguy cơ tụt hậu và bẫy thu nhập trung bình
Thanh Hà - 03/02/2014 08:47
 
Đầu Xuân mới Giáp Ngọ, ông Cao Viết Sinh, Chuyên gia kinh tế cao cấp trao đổi với Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn về kinh tế năm 2014. >>> 2014 - năm “đáng sợ” của vàng? >>> GDP bình quân đầu người và vị thế đất nước >>> Kinh tế năm Giáp Ngọ 2014 dưới góc nhìn phong thủy

Trong bối cảnh kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi và kinh tế Việt Nam năm 2013 ít nhiều khởi sắc, đặc biệt là trong quý IV, thì năm 2014, kinh tế Việt Nam có “bước đà” tốt để phục hồi nhẹ. Những tín hiệu liên quan đến sự hồi phục của thị trường chứng khoán, với sự quan tâm của nhiều quỹ đầu tư, cũng là dấu hiệu cho thấy sự sáng sủa hơn của kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, vấn đề là, Việt Nam có tận dụng được đà phục hồi này hay không?

Ông Cao Viết Sinh, Chuyên gia kinh tế cao cấp

Ông Cao Viết Sinh, Chuyên gia kinh tế cao cấp

Theo tôi, công nghiệp và xuất khẩu là hai lĩnh vực sẽ có những chuyển biến tốt trong năm nay. Sức mua của nền kinh tế bước đầu được phục hồi từ năm 2013 cũng sẽ tiếp tục được cải thiện trong năm 2014.

Vốn đầu tư phát triển năm nay cũng sẽ khá hơn năm trước, vì Chính phủ đã quyết định phát hành thêm vốn trái phiếu chính phủ, trong khi tín dụng từ hệ thống ngân hàng cũng được dự báo sẽ tốt hơn.

Việc Ngân hàng Nhà nước tăng cường xử lý nợ xấu cũng sẽ tác động tích cực tới vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Đây chính là những yếu tố góp phần để kinh tế Việt Nam hồi phục trong năm 2014.

Tuy nhiên, nếu Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ không được thực hiện quyết liệt, triệt để, việc xử lý nợ xấu không được đẩy mạnh, thì tăng trưởng kinh tế có thể không được như ý, lạm phát cũng sẽ tăng cao hơn và gây sức ép đến nền kinh tế.

Năm 2014, cần thận trọng trong điều hành giá cả thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu, bởi nếu điều phối không tốt, sẽ gây áp lực đến mục tiêu kiểm soát lạm phát 7% của cả năm. Bên cạnh đó, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thể chế kinh tế thị trường, để tạo đà cho hai năm 2014 - 2015, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra lúc này là làm sao để nền kinh tế Việt Nam có được sức bật mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, tránh nguy cơ tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Câu trả lời là, bên cạnh các giải pháp ngắn hạn, phải thực hiện các giải pháp dài hạn, phải quyết liệt tái cơ cấu kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu các ngành sản xuất để tăng năng lực cạnh tranh cho từng ngành và cho toàn nền kinh tế.

Chúng ta đang nhắc rất nhiều đến mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Nhưng chỉ ổn định vĩ mô thôi chưa đủ, mà phải ổn định cả sản xuất và tăng trưởng. Đó chính là những kế sách lâu dài để Việt Nam có thể tăng trưởng nhanh và bền vững trong tương lai.

Để giai đoạn 5 năm sau, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 7-7,5%, phải tạo điều kiện thuận lợi để khu vực tư nhân đầu tư cho sản xuất - kinh doanh, huy động mọi nguồn lực trong xã hội vào đầu tư phát triển.

Như tôi vừa nói, những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhờ vào khu vực FDI, nhưng về lâu dài, phải nhờ ở khu vực tư nhân trong nước. Một khi hệ thống doanh nghiệp phát triển, chúng ta sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng tiềm năng sau năm 2016.

GDP bình quân đầu người và vị thế đất nước
GDP bình quân đầu người tính bằng USD có vai trò quan trọng, bởi liên quan đến vị thế kinh tế quốc tế của Việt Nam. Vậy GDP đầu người tính...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư