
-
Thủ tướng Ishiba: Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Nhật Bản
-
Nhận diện 20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
-
Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một"
-
Quyết liệt vì mục tiêu tăng trưởng -
Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng, chống lãng phí
Trong những năm gần đây, Bình Nhưỡng đã từng bước vững chắc cải thiện khả năng tên lửa của mình. Các quan chức Mỹ cho rằng tên lửa của Triều Tiên có khả năng bắn tới các khu vực và các bang xa xôi hẻo lánh của Mỹ như Guam, Alaska và Hawaii.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, quan điểm này chỉ gây hoang mang sợ hãi vì không có bằng chứng nào chứng tỏ Triều Tiên đã thu nhỏ thành công một vũ khí hạt nhân để gắn vào một tên lửa tầm xa. Đây là một công nghệ phức tạp mà Mỹ, Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác đã đạt được cách đây hàng thập kỷ. Nói cách khác, tên lửa của Triều Tiên có thể bắn tới một số khu vực của Mỹ, song không phải là đất liền, và đây cũng chẳng phải là các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
["Triều Tiên sẽ không tấn công bằng vũ khí hạt nhân"]
Gary Samore, chuyên gia hàng đầu về phát triển hạt nhân của Mỹ, cho rằng những lời đe dọa của nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên Kim Jong Un "chắc chắn chỉ là huênh hoang, khoác lác". Ông Samore nói: "Họ toàn toàn không có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có khả năng bắn trúng Mỹ". Theo ông, Triều Tiên "không muốn tự sát. Họ biết rằng bất kỳ cuộc tấn công trực tiếp nào (nhằm vào Mỹ) cũng sẽ đặt dấu chấm hết cho quốc gia của mình".
Một số chuyên gia vũ khí của Mỹ cho rằng có lẽ Triều Tiên đã thành công trong việc thiết kế, và có thể là chế tạo, một thiết bị hạt nhân thu nhỏ để gắn vào các tên lửa tầm trung Nodong. Tuy nhiên, điều này vẫn đang được tranh cãi.
Cho dù Bình Nhưỡng đã phát triển được một đầu đạn như vậy thì vẫn còn những nghi ngờ về việc liệu Triều Tiên đã thử nghiệm để đảm bảo rằng tên lửa đó hoạt động thành công hay chưa. Các tên lửa tầm trung như Nodong có thể bắn tới các đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản, có thể tới Okinawa - nơi quân đội Mỹ đang hiện diện đông đảo. Tuy nhiên, các tên lửa này chưa đủ tầm để tới các vùng lãnh thổ xa xôi của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Một tên lửa khác mà các cơ quan tình báo Mỹ đang theo dõi chặt chẽ là loại tên lửa KN-08 có tầm bắn xa hơn Nodong và lần đầu tiên được phô trương trong cuộc diễu binh của Triều Tiên cách đây một năm. Tháng trước, Đô đốc James Winnefeld - Phó Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ - nói với các phóng viên: "Chúng tôi cho rằng KN-08 có tầm bắn tới Mỹ".
Ngày 4/4, một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên cho biết Mỹ tin rằng KN-08 có thể bắn tới Guam, Hawaii và Alaska, song không tới đất liền. Một quan chức khác thừa nhận rằng dự đoán của Mỹ về tầm bắn của tên lửa này dựa trên những thông tin tình báo hạn chế.
["Kim Jong-Un thiếu kinh nghiệm xử lý leo thang?"]
Greg Thielmann, một cựu quan chức tình báo Bộ Ngoại giao Mỹ đang làm ở Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, đã tỏ ra hoài nghi về khả năng của tên lửa KN-08. Ông cho biết khi một số chuyên gia kiểm tra các bức ảnh chụp tên lửa KN-08 ở vị trí gần trong cuộc phô trương ở Bình Nhưỡng, họ kết luận rằng đó chỉ là đồ giả hoặc là mô hình.
Ngày 4/4, các quan chức phương Tây đã xác nhận tin rằng Triều Tiên đã di chuyển một vũ khí khác, nhìn bên ngoài có thể là loại tên lửa tầm trung Musudan hoặc Nodong B, tới khu vực bờ biển phía đông. Các chuyên gia không rõ việc di chuyển tên lửa đó là động thái hăm dọa hay để chuẩn bị bắn thử.
Tên lửa Musudan được cho rằng có tầm bắn 3.000 km. Cả Hàn Quốc, Nhật Bản và có lẽ là Guam đều nằm trong tầm bắn của tên lửa này. Ông Theilmann cho rằng tên lửa Musudan chưa từng được thử nghiệm, và như vậy, "không phải là một hệ thống sẵn sàng hoạt động và không phải là mối đe dọa đáng chú ý".
Một quan chức Mỹ nói rằng từ trước đến giờ, nếu xem xét cẩn thận, những lời đe dọa của Bình Nhưỡng đều đưa ra điều kiện rằng nếu Mỹ hành động trước chống lại Triều Tiên thì Triều Tiên sẽ tiến hành tấn công Mỹ. Tuy nhiên, quan chức này cho rằng lời đe dọa tấn công hạt nhân mà Triều Tiên đưa ra ngày 2/4 không nằm trong quy luật đó.
Trong khi đó, ông Thielmann cho biết Triều Tiên có vài trăm tên lửa, đa phần là các loại SCUD-B và SCUD-C có tầm bắn từ 300-500 km, và vài chục tên lửa Nodong với tầm bắn khoảng 1.300km. Ông nói: "Không có tên lửa (tầm trung) nào trong đó có thể bắn tới Guam, Hawaii hay đảo Aleutian. Chỉ có các loại tên lửa không tưởng mà Triều Tiên tự vẽ ra và nhiều người ở Mỹ xem ra đang muốn dành niềm tin của mình cho những tuyên bố hoang tưởng này của Triều Tiên"./.
(Vietnam+)
-
Quyết liệt vì mục tiêu tăng trưởng -
Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng, chống lãng phí -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới Việt Nam - Nhật Bản -
Công nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Quảng Ngãi -
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp -
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài