
-
Đà Nẵng công bố loạt quyết định về công tác cán bộ
-
Quản lý cán bộ theo vị trí việc làm, đổi mới tuyển dụng công chức
-
Tăng tốc tăng trưởng GRDP
-
Cấp tỉnh được phân cấp cho cấp xã thực hiện dự án PPP
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 14,3% sau 6 tháng năm 2025 -
Các địa phương đang ở thời điểm lựa chọn chiến lược phát triển
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một phiên họp của Quốc hội (Ảnh Quochoi.vn) |
Chiều 1/4, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Sau đó, Quốc hội tiến hành thảo luận ở Đoàn về việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ.
Sáng 2/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn và Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ.
Việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín sau đó.
Sau khi Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ.
Thông tin trước kỳ họp này của Quốc hội cho biết, ông Nguyễn Xuân Phúc là nhân sự được giới thiệu để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước, kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng.
Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1954, quê ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, trình độ chuyên môn là cử nhân kinh tế.
Từ năm 1978 - 1993, từ cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, ông trở thành Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Từ 1993 đến 1996, ông làm Giám đốc Sở Du lịch kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Khu du lịch Furama Đà Nẵng; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Nhiệm kỳ tiếp đó, ông là Phó chủ tịch rồi Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam.
Từ 2001 đến 2006, ông Phúc giữ cương vị Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; đại biểu Quốc hội khoá Xl; Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam.
Ông có thời gian ngắn (3/2006-5/2006) giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ và được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa X.
Từ năm 2007, ông Phúc chuyển sang giữ cương vị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng.
Từ 2011 đến 2016, ông lần lượt được bầu vào Bộ Chính trị khóa XI và khóa XII, giữ chức Phó thủ tướng; Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ; Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại; Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Phó trưởng ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng; Phó trưởng ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương…
Tháng 4/2016, Quốc hội khoá XIII bầu ông Nguyễn Xuân Phúc giữ cương vị Thủ tướng nhiệm kỳ 2011-2016, kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng. Ba tháng sau đó, ông Phúc được Quốc hội khóa XIV tiếp tục bầu làm Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021.
Tại Đại hội Đảng XIII, ông Phúc là một trong các trường hợp đặc biệt tiếp tục tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và được bầu vào Bộ Chính trị.

-
Các địa phương đang ở thời điểm lựa chọn chiến lược phát triển -
Bỏ tử hình với tội tham ô, bổ sung quy định bảo đảm thu hồi tài sản -
Nội dung và phân khu Triển lãm thành tựu đất nước 80 năm Ngày Quốc khánh -
Thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị -
6 tháng đầu năm 2025, GRDP Quảng Ninh tăng trưởng 11,03% -
Hưng Yên công bố bổ nhiệm các chức vụ chủ chốt -
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Donald Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho Việt Nam
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025