-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
Phiên họp chiều 8/1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
Chiều 8/1 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ý kiến về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Về nội dung thứ nhất, Chính phủ đề xuất phân bổ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 là 63.725 tỷ đồng cho 5 ngành, lĩnh vực, trong đó quản lý nhà nướ 2.490 tỷ đồng; Khoa học công nghệ: 500 tỷ đồng. Riêng lĩnh vực giao thông là 57.735 tỷ đồng cho 50 nhiệm vụ, dự án, trong đó có 9 dự án đã có trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Nguồn vốn 57.735 tỷ đồng tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, hệ thống đường ven biển, hệ thống đường cao tốc, nút giao kết nối để phát huy tối đa hiệu quả các tuyến đường cao tốc đã đưa vào khai thác, các dự án có tính liên vùng, các dự án kết nối các khu công nghiệp, cảng hàng không, cảng biển, các dự án kết nối nội vùng để thu hút nhà đầu tư, phát huy hiệu quả kinh tế; phấn đấu hoàn thành mục tiêu có trên 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nêu rõ.
Thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban thống nhất việc Chính phủ trình Quốc hội bổ sung 63.725 tỷ đồng nói trên.
Về bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn, tháng 6/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án với tổng mức đầu tư khoảng 4.950 tỷ đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương khoảng 2.526 tỷ, còn lại vốn tự có của EVN gần 2.424 tỷ đồng.
Tại phiên họp chiều 8/1, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, tháng 11/2023, Chính phủ đã báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép báo cáo Quốc hội phân bổ hơn 2.526 tỷ đồng trong tổng số vốn 37.303 tỷ đồng cho dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Tuy nhiên, theo thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 28, tháng 12/2023, cơ quan này đề nghị Chính phủ hoàn thiện thủ tục đầu tư, giải trình bổ sung tính hợp lý, cơ sở chọn phương án cấp điện để xác định căn cứ giao dự toán hơn 2.526 tỷ đồng cho EVN hay Bộ Công Thương của dự án này.
Vẫn theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Do nhu cầu tiêu thụ điện tại Côn Đảo ngày một tăng cao, nguồn điện chạy bằng dầu diesel tại chỗ không đáp ứng đủ, một số tổ máy phát điện diesel liên tiếp xảy ra các sự cố, thiếu hụt nguồn điện cung ứng cho các dự án đang được thu hút đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện Côn Đảo. Mặt khác, theo báo cáo của EVN, do giá thành sản xuất điện cao, trong khi giá bán điện phải thực hiện theo đúng giá bán ở đất liền nên càng phát điện nhiều càng lỗ và khoản lỗ lũy kế mỗi năm một lớn dần.
Vì vậy, yêu cầu về đảm bảo cấp điện ổn định và an toàn cho lưới điện trên đảo, nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Côn Đảo, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và bảo đảm chủ quyền biển đảo quốc gia là cần thiết
Tuy nhiên, việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án này chậm do quá trình lựa chọn phương án cấp điện cần nhiều thời gian, phải đo đạc, khảo sát, tính toán lựa chọn phương án tối ưu nhất. Sau nhiều cân nhắc, tính toán các phương án và tiêu chí như đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng trưởng của Côn Đảo, hướng tới giảm phát thải carbon về 0 vào 2040 và bảo vệ môi trường, sinh thái Vườn Quốc gia Côn Đảo… phương án cấp điện cuối cùng được chọn là cấp điện lưới quốc gia ra huyện đảo này.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch lớn về suất đầu tư của dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo so với các dự án khác mà EVN đã thực hiện, là do Côn Đảo là đảo xa bờ nhất so với các đảo khác, phần lớn đường dây đi trên biển có độ sâu đáy biển lớn nên thực hiện bằng giải pháp cáp ngầm là chính. Vì lý do xa bờ nên việc đầu tư cấp điện cho huyện Côn Đảo được cân nhắc sẽ đáp ứng nhu cầu phụ tải cho Côn Đảo trong dài hạn mà không phải đầu tư xây dựng thêm lưới điện từ đất liền.
Do đây là dự án có tính chất đặc thù, vừa dùng vốn ngân sách trung ương và vốn tự có của EVN, nên để sử dụng hiệu quả nguồn vốn này nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định và an toàn cho lưới điện huyện Côn Đảo, cũng như góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn ngân sách trung ương dự án này cho EVN. Bộ Công Thương là cơ quan quản lý ngành, có trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát, thanh tra bảo đảm không để xảy ra việc trục lợi chính sách, lợi ích nhóm, thất thoát, lãng phí. Việc bàn giao tài sản sau khi dự án hoàn thành thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý tài sản công, quy định pháp luật khác liên quan.
Theo Điều 82 Luật Đầu tư công thì Bộ Công Thương sẽ là cơ quan tổ chức lập kế hoạch đầu tư công, đăng ký và giao kế hoạch đầu tư công đối với Dự án. Tuy nhiên, EVN không phải là đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương nên Bộ Công Thương không thể phân bổ, giao vốn cho EVN, ông Phương báo cáo rõ hơn.
Thẩm tra, Uỷ ban Tài chính - ngân sách đồng ý phân bổ hơn 2.526 tỷ đồng trong tổng số trên 37.303 tỷ đồng cho EVN để thực hiện dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Uỷ ban này đề nghị Chính phủ chịu trách nhiệm và cam kết việc lựa chọn phương án cấp điện từ lưới điện quốc gia tối ưu nhất đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực đầu tư, giá thành và chi phí hợp lý. Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị giao Bộ Công Thương là cơ quan quản lý ngành, có trách nhiệm thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và các báo cáo, nội dung liên quan đến dự án theo đúng quy định pháp luật về xây dựng và các pháp luật có liên quan; thực hiện kiểm tra, giám sát, thanh tra bảo đảm không để xảy ra việc trục lợi chính sách, lợi ích nhóm, thất thoát, lãng phí.
-
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025