
-
Bộ Công an thành lập Trung đoàn không quân Công an Nhân dân
-
Góp ý Dự thảo Luật HTX (sửa đổi): Nhiều ý kiến từ thực tiễn rất đáng ghi nhận, xem xét
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp đột xuất, xem xét giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu
-
Luật Thi đua, khen thưởng 2022: Làm đúng sẽ hạn chế được việc "khen nhầm" như vụ Việt Á
-
Dự thảo Luật Hợp tác xã sửa đổi: Xác định vị trí và vai trò của kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế -
Gỡ các rào cản, tạo động lực gia nhập thị trường của các hợp tác xã
![]() | ||
Ông Lê Hải Bình: Vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 sẽ được thảo luận trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì. |
Tại cuộc họp báo, đại diện Cục Kiểm ngư, Cục cảnh sát Biển Việt Nam đã tiếp tục làm rõ những diễn biến trên thực địa tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa của Việt Nam.
Các hình ảnh được trình chiếu cho thấy một ngày Trung Quốc luôn duy trì tới hơn 110 lượt tàu các loại, trong đó có nhiều tàu chiến và máy bay, uy hiếp các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, cố tình đâm va, gây hư hại tàu và tài sản trên tàu, làm bị thương nhiều thuyền viên của Việt Nam.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn kiên trì sử dụng các biện pháp đấu tranh hòa bình, sử dụng loa truyền thanh để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi thềm lục địa Việt Nam.
Đại diện Cục Kiểm ngư, Cục cảnh sát Biển Việt Nam đều bác bỏ những cáo buộc của Trung Quốc về việc thông tin bịa đặt rằng, các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam đã đâm va, uy hiếp tàu Trung Quốc hơn 1500 lần.
Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Cục Cảnh sát Biển Việt Nam khẳng định, Việt Nam bác bỏ thông tin sai lệch và phi lý việc Trung Quốc công bố các tàu của Việt Nam đã đâm húc 1547 lần và làm hư hại đối với các tàu của Trung Quốc.
Trên thực tế chỉ có các tàu của Trung Quốc chủ động đâm va, phun nước vào các tàu của Việt Nam làm 36 lần chiếc hư hỏng, 15 kiểm ngư viên và hai ngư dân bị thương.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng về những tàu Trung Quốc cố tình đâm va tàu Việt Nam và những tàu Việt Nam bị đâm. “Tại cuộc họp báo này, có rất nhiều nhà báo cả trong nước và quốc tế đã được tới hiện trường và tận mắt chứng kiến những hành vi sai trái của các tàu Trung Quốc”.
Ông Thu cũng bác bỏ thông tin Việt Nam sử dụng đặc công người nhái và lưới đánh cá tại khu vực hiện trường giàn khoan Hải Dương 981.
Tại cuộc họp báo, các phóng viên trong nước và quốc tế cũng được xem một video clip về những tư liệu có từ thế kỷ 17 đến nay, đều khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Những tài liệu này không chỉ có giá trị về mặt lịch sử mà còn có giá trị pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Trong khi đó, Trung Quốc không thể đưa được bằng chứng có giá trị hoặc những bằng chứng không có nguồn gốc rõ ràng, thiếu nhất quán và không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia cũng khẳng định, việc Trung Quốc đang cố tình viện dẫn sai nội dung và thời điểm công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã cho thấy Trung Quốc đang biến vùng biển không tranh chấp thành vùng biển tranh chấp, biến yêu sách đường lưỡi bò thành sự thật, thực hiện chính sách bá quyền ở Biển Đông.
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến quan điểm và chính sách của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp, ông Trần Duy Hải nhấn mạnh, Việt Nam vẫn đang kiên trì giải quyết tranh chấp bằng hòa bình và đối thoại theo quy định của luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.
Trong hơn 1 tháng qua, Việt Nam đã nỗ lực liên lạc, đối thoại với Trung Quốc ở nhiều hình thức, nhiều cấp độ với hơn 30 cuộc tiếp xúc cũng như giử công hàm phản đối, nhưng phía Trung Quốc vẫn từ chối đàm phán.
Trả lời câu hỏi liên quan đến những lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, ông Nguyễn Quốc Thập, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam cho biết:
Trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 cũng như tuyên bố rằng có 57 lô dầu khí nằm trong vùng tranh chấp, ở đường lưỡi bò phi lý, chúng tôi đã tiến hành gặp gỡ các công ty dầu khí đang hoạt động trong vùng mà phía Trung Quốc gọi là tranh chấp như là của Nga, Ấn Độ, Mỹ, Canada….
Tại các buổi làm việc này, chúng tôi đã nhận được những tín hiệu tốt, họ thông báo với chúng tôi rằng họ chia sẻ và ủng hộ lập trường của Petro Việt Nam, Chính phủ Việt Nam. Họ khẳng định hoạt động dầu khí của Petro Việt Nam và của họ là hoàn toàn hợp pháp. Chính vì vậy họ khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết ghi trong hợp đồng đã ký với Petro Việt Nam)
Ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đề cập chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Trong các chủ đề được thảo luận tại cuộc gặp lần này, vấn đề hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 chắc chắn sẽ được bàn đến.
Phan Long
-
Bộ Công an thành lập Trung đoàn không quân Công an Nhân dân
-
Góp ý Dự thảo Luật HTX (sửa đổi): Nhiều ý kiến từ thực tiễn rất đáng ghi nhận, xem xét
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp đột xuất, xem xét giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu
-
Luật Thi đua, khen thưởng 2022: Làm đúng sẽ hạn chế được việc "khen nhầm" như vụ Việt Á
-
Dự thảo Luật Hợp tác xã sửa đổi: Xác định vị trí và vai trò của kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế -
Gỡ các rào cản, tạo động lực gia nhập thị trường của các hợp tác xã -
Doanh nghiệp bảo hiểm không được kinh doanh bất động sản để hạn chế rủi ro -
Tổng cục Thống kê điều chỉnh, bổ sung Thông báo tuyển dụng công chức -
Lạm phát tại Việt Nam chưa phải là vấn đề quá nóng -
Kiến nghị giảm 100% lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa -
Ưu tiên sử dụng chính sách tài khóa, đề xuất cấp có thầm quyền điều chỉnh thuế xăng dầu
-
Lễ hội bóng đá biển Huda hứa hẹn bùng nổ hè 2022
-
Tạp chí Kinh tế và Tiêu dùng: Lạm phát giá - Đủ cách tồn tại trong bão giá
-
Tương lai không gian sống Việt Nam – hài hòa giữa quá khứ và tương lai
-
Công bố danh sách Top 10 Công ty Công nghệ Uy tín năm 2022
-
AWS cam kết tiếp tục hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam
-
Abaha - Startup công nghệ SAAS Business App huy động vốn thành công vòng Pre-Series A