
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
-
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ
![]() |
Trung Quốc dừng thông quan hàng hoá tại cửa khẩu dịp Tết Quý mão từ 21 - 17/1/2023. |
Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn vừa xác nhận, phía Trung Quốc đã chính thức thông báo thời gian nghỉ Tết, dừng thông quan hàng hoá tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Cốc Nam và Chi Ma trong dịp Tết Quý Mão 2023.
Theo đó, tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh và Cốc Nam, phía Trung Quốc sẽ nghỉ tết từ ngày 21 đến hết ngày 23/1; từ ngày 24 đến ngày 27/1, thực hiện thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu đã có đăng ký trước; từ ngày 28/1, khôi phục hoạt động thông quan bình thường.
Riêng tại cửa khẩu Chi Ma, phía Trung Quốc sẽ nghỉ tết từ ngày 21 đến 27/1, tuy nhiên, vẫn thực hiện thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu đã có đăng ký trước.
Hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới sẽ khôi phục thông quan bình thường trở lại từ ngày 28/1.
Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đề nghị các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký kế hoạch thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa trong dịp Tết.
Phía Ban quản lý, hải quan cũng bố trí nhân sự trực tại các cửa khẩu, điểm thông quan hàng hoá dịp nghỉ Tết Quý Mão.
Sau 3 năm đóng cửa với thế giới bên ngoài để thực hiện chiến lược chống dịch nghiêm ngặt, Trung Quốc đã chính thức mở cửa biên giới trở lại hôm 8/1 vừa qua. Động thái này là cú hích với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nhất là nhóm hàng nông sản vốn chịu nhiều ảnh hưởng bởi chính sách chống dịch ngặt nghèo của Trung Quốc.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chủ lực của nhiều ngành hàng xuất khẩu của nước ta. Vì vậy, việc nước này mở cửa thị trường trở lại từ đầu năm 2023 mang đến kỳ vọng lớn cho các doanh nghiệp, ngành hàng, nhất là rau quả, thủy sản, xơ sợi, xi măng, cao su, thép, dệt may, gạo…
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2022 đạt hơn 57,7 tỷ USD, chỉ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.
Với mức thực hiện này, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Mỹ), nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia này đã có sự sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân của mức tăng trưởng thấp này là do Trung Quốc thực hiện chính sách Zero Covid nên xuất khẩu của nước ta bị ảnh hưởng, trong đó rau quả, gạo, hàng dệt may, hạt điều, dầu thô, sản phẩm từ chất dẻo... bị sụt giảm mạnh.
Trong năm 2022, điện thoại các loại và linh kiện là nhóm mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 16,2 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 28,1% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đến là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 11,8 tỷ USD, tăng 7,2%, chiếm 20,6% tỷ trọng xuất khẩu.
Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm qua vẫn tăng 7,9%, đạt 119,3 tỷ USD. Như vậy, nước ta nhập siêu từ thị trường Trung Quốc 61,6 tỷ USD.

-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025 -
Giảm tối đa tình trạng vốn ảo, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số