-
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024 -
Ngành sản xuất chế tạo châu Á đối diện rủi ro thương mại -
Năm 2025, thị trường trái phiếu Mỹ đối mặt với gánh nặng nợ đáo hạn
IEA vừa công bố báo cáo mới nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ năm 2023 thêm 200.000 thùng/ngày lên mức 1,9 triệu thùng/ngày. Thậm chí, tổng nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trong năm 2023 có thể đạt trung bình 101,7 triệu thùng/ngày, cao hơn mức trước đại dịch, đồng thời cũng là kỷ lục mới từ trước tới nay.
Nguyên nhân dự báo nhu cầu năng lượng tăng vọt xuất phát từ việc Trung Quốc có dấu hiệu dịch chuyển nhanh sau khi chấm dứt theo đuổi chính sách zero Covid. Theo đó, Trung Quốc là động lực chính cho một nửa đà tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ năm 2023., với nhu cầu đạt khoảng 15,9 triệu thùng/ngày.
Trung Quốc bắt đầu gỡ bỏ các quy định chống dịch nghiêm ngặt vào tháng 12/2022, mở cửa trở lại cho các hoạt động đi lại, giao thương và kinh doanh. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng gia tăng trùng với thời điểm nguồn cung trên thị trường năng lượng có phần thắt chặt, khi các lệnh cấm vận từ phương Tây lên dầu mỏ từ Nga phát huy toàn bộ tác dụng.
IEA cho biết, xuất khẩu dầu mỏ từ Nga đã giảm khoảng 200.000 thùng/ngày trong tháng 12/2022 so với tháng trước đó. Nguyên nhân là Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ từ Nga và các quốc gia G7 áp đặt giá trần với dầu Nga.
Cùng với đó, vào tháng 11, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh đã đạt thoả thuận cắt giảm sản lượng khoảng 2 triệu thùng/ngày. Chính sách này sẽ tiếp tục có hiệu lực trong năm 2023.
Giá dầu tiêu chuẩn Brent đã lao dốc trong năm 2022, sau khi đạt đỉnh cao nhất 14 năm qua ở mức 139 USD/thùng vào đầu tháng 3, khi xung đột Nga – Ukraine diễn ra. Giá dầu Brent bắt đầu hồi phục vào đầu tháng 12/2022 tới nay và hiện giao dịch quanh mức 87 USD/thùng.
Tuy chưa có dự báo cụ thể về diễn biến giá dầu thời gian tới, IEA cho rằng, có nhiều yếu tố bất định trên thị trường. Dù nguồn cung từ Nga giảm, nhưng dự trữ dầu toàn cầu đang ở mức cao nhất kể từ tháng 10/2021. Việc xe điện phát triển và các quốc gia nỗ lực tìm tới năng lượng sạch cũng phần nào hạ nhiệt nhu cầu sử dụng dầu mỏ trên thị trường.
-
Microsoft đầu tư 80 tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024 -
Nga đóng van đường ống qua ngả Ukraine, giá khí đốt tại châu Âu chạm đỉnh 14 tháng -
Ngành sản xuất chế tạo châu Á đối diện rủi ro thương mại -
5 nước ủy viên mới ngồi ghế Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2 năm -
Năm 2025, thị trường trái phiếu Mỹ đối mặt với gánh nặng nợ đáo hạn
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp