
-
Dữ liệu kinh tế vĩ mô ổn định, Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản
-
Hàn Quốc đề xuất ngân sách bổ sung 8,5 tỷ USD nhằm bình ổn giá, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt
-
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm -
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
![]() |
Trung Quốc vừa thắt chặt các quy định liên quan đến công nghệ lái xe tự động cũng như một số tính năng hỗ trợ lái trên ô tô. Ảnh minh hoạ: BYD |
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) thông báo các nhà sản xuất ô tô sẽ không còn được phép sử dụng các cụm từ như “tự lái” (autonomous driving) hay “lái thông minh” (smart driving) trong các tài liệu quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Thay vào đó, họ bắt buộc phải chỉ rõ cấp độ hỗ trợ lái theo thang phân loại 6 cấp của Hiệp hội Kỹ sư Ôtô (SAE), từ Cấp độ 0 (không có hỗ trợ) đến Cấp độ 5 (tự lái hoàn toàn).
Hiện tại, gần như tất cả các dòng xe đang bán trên thị trường, bao gồm cả Tesla với tính năng Full Self-Driving, đều chỉ ở Cấp độ 2. Chỉ có Mercedes-Benz là hãng hiếm hoi có hệ thống đạt Cấp độ 3 ở một số thị trường.
Ngoài việc cấm sử dụng ngôn ngữ dễ gây hiểu lầm, MIIT cũng cấm các hãng triển khai thử nghiệm các tính năng lái tự động mới dưới dạng phần mềm beta qua mạng (OTA). Việc cập nhật phần mềm từ xa giờ đây bị giới hạn chặt chẽ, chỉ những bản cập nhật được cấp phép mới được thực hiện. Các bản vá khẩn cấp thậm chí phải thông qua thủ tục triệu hồi và được cơ quan chức năng phê duyệt.
Những tính năng điều khiển xe từ xa như “Smart Summon” - cho phép xe tự lái đến vị trí người dùng mà không cần người điều khiển -cũng bị cấm hoàn toàn tại Trung Quốc. Theo MIIT, các công nghệ vận hành xe không có giám sát trực tiếp từ tài xế tiềm ẩn nhiều rủi ro mất kiểm soát.
Hệ thống giám sát người lái trên xe cũng phải được duy trì liên tục và không thể tắt. Nếu phát hiện tài xế rời tay khỏi vô lăng quá 60 giây, xe buộc phải tự động giảm tốc, bật đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc dừng lại an toàn bên lề.
Các quy định mới được đưa ra chỉ vài tuần sau vụ tai nạn nghiêm trọng tại tỉnh An Huy khiến ba người tử vong. Chiếc xe điện Xiaomi SU7 gặp nạn khi đang vận hành ở chế độ lái hỗ trợ và người dùng vừa giành lại quyền điều khiển trước khi mất lái.
Tai nạn này làm dấy lên làn sóng tranh cãi về mức độ an toàn và cách các nhà sản xuất quảng bá công nghệ “tự lái”. Trong bối cảnh ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc đang chạy đua phát triển các hệ thống ADAS (hỗ trợ lái nâng cao) để thu hút khách hàng, MIIT cho rằng việc đảm bảo minh bạch và tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ là cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng.
-
Trung Quốc ra quy định mới với ô tô có tính năng lái tự động -
Hàn Quốc đề xuất ngân sách bổ sung 8,5 tỷ USD nhằm bình ổn giá, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt -
Lạm phát tại Italy tăng cao do giá năng lượng leo thang -
Ukraine sẽ hoàn tất đàm phán, ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ vào tuần tới -
Netflix báo lãi gần 3 tỷ USD, khởi đầu thuận lợi cho năm 2025 -
Tổng thống Trump báo hiệu thuế quan trả đũa Trung Quốc có thể sắp kết thúc -
ECB hạ lãi suất lần thứ bảy liên tiếp
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura