-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Trung Quốc thu về 42,48 tỷ USD từ hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 5, cao hơn con số 41,49 tỷ USD từ thị trường Đông Nam Á. Ảnh: AFP |
"Cơn gió nghịch" suy thoái
Xuất khẩu của Trung Quốc sang khu vực ASEAN ngày càng tăng. ASEAN đã vượt qua Liên minh châu Âu trong đại dịch Covid-19 để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, tính theo khu vực.
Theo số liệu hải quan chính thức được Wind Information tổng hợp, xuất khẩu của Trung Quốc sang Đông Nam Á trong tháng 5 đã giảm 16% so với một năm trước, kéo xuất khẩu chung của nước này cũng giảm theo. Trong khi đó, xuất khẩu sang Mỹ - đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc (tính theo quốc gia) - đã giảm 18% (tính theo đồng đô la USD) so với một năm trước.
Xét về giá trị, Trung Quốc thu về 42,48 tỷ USD từ hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 5, cao hơn con số 41,49 tỷ USD từ thị trường Đông Nam Á.
Ông Bruce Pang, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường Trung Quốc đại lục tại JLL nhận định rằng, Đông Nam Á không thể bù đắp hoàn toàn tổn thất từ thị trường Mỹ.
Mỹ là thị trường đơn nhất trong khi ASEAN được hợp lực từ 10 quốc gia thành viên. Tuy nhiên, nhà phân tích này cho biết khi xuất hàng sang Mỹ, các công ty có thể kiếm được tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Thương mại là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng của Trung Quốc, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Bà Tao Wang, Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á tại ngân hàng đầu tư UBS cho rằng, xuất khẩu vẫn đóng góp khoảng 18% sản lượng kinh tế Trung Quốc, mặc dù tỷ trọng này thấp hơn nhiều so với mức 30% như trước đây.
Tăng trưởng toàn cầu đã chững lại, nhất là ở Mỹ và Đông Nam Á, và đây không phải là tín hiệu tốt cho triển vọng xuất khẩu của Trung Quốc.
"Chúng tôi cho rằng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ vẫn giảm, vì chúng tôi dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong nửa cuối năm trong khi áp lực giảm dự trữ toàn cầu tiếp tục tăng lên", ông Lloyd Chan, nhà kinh tế cấp cao tại Oxford Economics, nhận định.
Các doanh nghiệp ở Mỹ cũng đang xoay sở giải quyết tình trạng hàng tồn kho cao không bán được trong nửa cuối năm ngoái do lạm phát leo thang.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP của Mỹ sẽ giảm từ 2,1% vào năm 2022 xuống còn 1,6% trong năm 2023.
Kinh tế Đông Nam Á cũng chững lại
Trong dự báo tháng 4, IMF đã giảm 0,1 điểm phần trăm dự báo tăng trưởng GDP của ASEAN về mức 4,6% trong năm 2023, thấp hơn mức tăng 5,7% của năm 2022.
Trong tuần này, các nhà kinh tế của tập đoàn tài chính Nomura đưa ra nhận định rằng: "Sự sụt giảm đáng kể trong tháng 5 tái khẳng định sự nghi ngờ của chúng tôi rằng số liệu xuất khẩu hàng tháng của Trung Quốc sang một số nền kinh tế ASEAN - đặc biệt là Việt Nam, Singapore, Malaysia và Thái Lan - có thể bị sai lệch phần nào".
"Với sự sụt giảm rõ rệt, xuất khẩu sang ASEAN từ động lực chính đã trở thành lực cản, đóng góp -2,4 điểm phần trăm vào kết quả xuất khẩu chung của tháng 5", các nhà phân tích của Nomura lý giải.
Dữ liệu hàng năm cho thấy ASEAN đóng góp 16% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, trong khi tỷ lệ này từ thị trường Mỹ là 14%.
Theo phân tích của Nomura, trong tương lai, xuất khẩu của Trung Quốc có thể sẽ giảm sâu hơn nữa do suy thoái sản xuất toàn cầu ngày càng nghiêm trọng trong khi các biện pháp trừng phạt thương mại từ phương Tây do chiến sự Nga - Ukraine có chiều hướng tăng.
Xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm trong bối quan hệ Mỹ - Trung vẫn căng thẳng và Bắc Kinh đang tìm cách thúc đẩy thương mại với các nước đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Jack Zhang, nhà nghiên cứu khoa học chính trị tại trường đại học Kansas, bình luận trên đài CNBC rằng: "Hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa trung gian như linh kiện máy móc, bán tại Mỹ sẽ được giá hơn từ 20 - 25%".
"Việc thúc đẩy thương mại với các nước đang phát triển trở nên cấp bách khi cánh cửa đến thị trường Mỹ và thỏa thuận đầu tư EU - Trung Quốc bị thu hẹp sau khi chiến sự ở Ukraine nổ ra", ông Zhang nói thêm.
ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào tháng 11/2020, giúp hình thành một khối thương mại lớn nhất lịch sử.
Ông Zhang cho rằng, RCEP đã thúc đẩy thương mại của Trung Quốc với ASEAN, cũng như sự chuyển dịch của một số ngành sản xuất thâm dụng lao động sang Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng muốn tham gia một khối thương mại khác - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
-
Nhật Bản sẽ phát tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp -
Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương -
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam