
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
Trước đó, động thái Truyền hình An Viên bị MobiFone mua lại, K+ giảm giá thuê bao gần 50%... cho thấy thị trường truyền hình trả tiền đã vào giai đoạn “người sống, kẻ chết”. Nguyên nhân chính là cuộc đua giảm giá để cạnh tranh giữa nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Kết quả là hàng loạt doanh nghiệp, kể cả các “ông lớn” như AVG, VTC, Truyền hình cáp Hà Nội… lao đao, phải tràn về các vùng quê và tiếp tục dùng chiêu giảm giá “sát ván” để cạnh tranh.
Điển hình là, SCTV khi tràn ra miền Bắc đã thu phí ở những thành phố lớn là 100.000 đồng/tháng, còn ở các tỉnh chỉ áp dụng mức giá 50.000 đồng/tháng, thậm chí về đến huyện chỉ còn hơn 30.000 đồng/tháng, buộc những nhà đài đang thu mức giá hơn 100.000 đồng/tháng phải hạ giá cước theo.
![]() |
. |
Cuộc chiến giảm giá bắt đầu từ năm 2014 vắt qua năm 2015 đã làm nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền kiệt sức. Nhiều doanh nghiệp buộc phải “bán mình”, sáp nhập và phần lớn là phá sản. Tình trạng trên được đại diện Công ty Truyền hình cáp Thái Bình cay đắng thốt lên là “cá lớn nuốt cá bé”.
“Với cường độ này, chỉ 5 năm nữa, các công ty truyền hình cáp địa phương chỉ cung cấp duy nhất dịch vụ truyền hình sẽ bị thôn tính, thị trường truyền hình cáp sẽ chỉ còn vài ông lớn là Viettel, VNPT, SCTV và VTVcab mà thôi”, ông Hà Văn Dũng, Giám đốc Truyền hình cáp Nghệ An nói.
Tình trạng trên sẽ kéo dài bao lâu nữa thì không ai hay, bởi theo Nghị định Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình có hiệu lực từ ngày 15/3/2016, quy định về giá thành dịch vụ mới chỉ dừng lại ở việc yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải công khai giá dịch vụ bằng hình thức niêm yết giá kèm theo các thông tin liên quan đến dịch vụ để người sử dụng biết trước khi quyết định sử dụng dịch vụ. Còn dịch vụ truyền hình trả tiền hiện vẫn không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước phải quản lý giá theo các biện pháp bình ổn giá, định giá, hiệp thương giá hay kiểm tra yếu tố hình thành giá.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, giá cước dịch vụ vận hành theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp được quyền tự quyết giá cả, chỉ cần đảm bảo không bán dưới giá thành dịch vụ. Vì thế, nhiều khả năng, trong thời gian tới, số nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền sẽ tiếp tục giảm.
Để tồn tại trong bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp cho rằng, cần phải phát triển nội dung riêng để giữ lượng thuê bao ổn định. Ông Lê Đình Cường, Tổng thư ký Hiệp hội Truyền hình trả tiền (VNPay) nhận định, năm 2016, thị trường truyền hình trả tiền sẽ diễn biến phức tạp hơn với những toan tính khác nhau của các bên. Nhà cung cấp nào muốn tồn tại và phát triển thì phải xây dựng hoặc sở hữu được các chương trình, kênh riêng, nội dung khác biệt.

-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới